Đề thi học kỳ II - Môn Sinh học lớp 7

doc 14 trang hoaithuong97 9660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II - Môn Sinh học lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_7.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II - Môn Sinh học lớp 7

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng Câu 1: Động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính cao nhất? A. Thân mềm. B. Cá. C. Chim. D. Thú. Câu 2: Ếch hô hấp bằng gì? A. Phổi. B. Da. C. Phổi và da. D. Mang. Câu 3: Bộ lông thỏ có tác dụng gì? A. Dùng để chạy trốn kẻ thù. B. Dùng để đào hang. C. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể. D. Vai trò xúc giác. Câu 4: Những loài động vật thuộc lớp thú? A. Dơi, đà điểu. B. Dơi, cá mập. C. Cá voi, cá mập. D. Cá heo, cá voi. II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với điều kiện sống? Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn? Câu 3: (1 điểm) Lớp Chim được chia làm mấy nhóm? Cho ví dụ? Câu 4: (2 điểm) Nêu cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn? ___HẾT___ ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C B A C D A B II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu Nội dung Điểm * Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống: - Cơ thể được bao phủ bởi bộ lông mao dày, xốp giúp che chở và giữ nhiệt cho cơ 0.5 thể. 1 - Chi trước ngắn để đào hang. 0.5 (3đ) - Chi sau dài, khỏe giúp bật nhảy xa. 0.5 - Mũi thính, có lông xúc giác nhạy bén để thăm dò thức ăn và môi trường. 0.5 - Tai rất thính, có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía, định hướng âm 0.5 thanh, phát hiện sớm kẻ thù. - Mi mắt cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt, vừa bảo vệ mắt. 0.5 * Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn: - Thân hình thoi, chi trước biến thành cánh, chi sau: 3 ngón trước 1 ngón sau có 0.5 www.thuvienhoclieu.com Trang 1
  2. vuốt. 2 - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, lông tơ xốp, có các sợi lông 0.5 (2đ) mảnh làm thành chùm. - Mỏ sừng bao bọc lấy hàm không răng. 0.5 - Cổ dài khớp đầu với thân. 0.5 - Lớp chim rất đa dạng: chia làm 3 nhóm: 0,25 3 + Nhóm chim chạy: Đà điểu. 0,25 (1đ) + Chim bơi: Chim cánh cụt. 0,25 + Chim bay: Chim bồ câu. 0,25 * Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn: - Da khô có vảy sừng bao bọc, 0.5 4 - Mắt có mí cử động được, có nước mắt. 0.5 (2đ) - Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ trên đầu. 0.5 - Thân dài, đuôi rất dài, có cổ dài. 0.5 - Bàn chân 5 ngón có vuốt. 0.5 www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 2 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào phần bài làm. Câu 1: Ở thỏ có đoạn ruột tịt có tác dụng gì? A. Hấp thụ chất dinh dưỡng. B. Tham gia tiêu hóa mỡ C. Tiêu hóa Xelulôzơ. D. Tái hấp thu nước Câu 2: Dựa vào thực tế hãy cho biết lớp động vật nào phát triển nhiều nhất về số lượng loài ? A. Cá. B. Sâu bọ. C. Chim. D. Thú. Câu 3: Hệ thống túi khí của chim bồ câu có mấy túi? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 4: Điều nào dưới đây sai khi nói về cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài? A. Hai chi sau dài hơn hai chi trước rất nhiều B. Da khô có vảy sừng. C. Kích thước của các chi không chênh lệch nhiều. D. Cổ, thân và đuôi dài. Câu 5: Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn thằn lằn so với ếch là gì? A. Tâm thất có vách hụt, giảm bớt sự pha trộn máu. B. Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn. C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha giảm. D. Tâm nhĩ có một vách hụt, máu không bị pha. Câu 6: Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật? A. Ếch đồng. B. Ễnh ương. C. Cóc (nhựa). D. Nhái. Câu 7: Động vật quý hiếm có số lượng giảm sút 20% thì nguy cơ tuyệt chúng ở cấp độ nào? A. Ít nguy cấp. B. Sẽ nguy cấp. C. Nguy cấp. D. Rất nguy cấp. Câu 8: Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là: A. Cánh đồng lúa. B. Đồi trống. C. Biển. D. Rừng nhiệt đới. B. TỰ LUẬN : (6.0 điểm ) Câu 1(2.5đ): Hãy nêu vai trò của Thú? Cho ví dụ? www.thuvienhoclieu.com Trang 2
  3. Câu 2 (2.0đ): Ở động vật có mấy hình thức sinh sản? Hãy so sánh các hình thức sinh sản đó, từ đó em có nhận xét gì? Câu 3 (1.0đ): Hãy cho biết tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế gì so với tính biến nhiệt ở những động vật khác? Câu 4: Vì sao gọi thằn lằn là bò sát? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A.TRẮC NGHIỆM :(4.0 đ) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A A C B D B.TỰ LUẬN ( 6.0 đ) Câu Đáp án Thang điểm Câu1 *Vai trò của Thú: (2.5 đ) -Cung cấp thực phẩm: lợn, bò, trâu 0.5đ -Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa, voi 0.25đ -Cung cấp dược liệu quý: sừng, nhung hưu nai, xương hổ , mật gấu 0.5đ -Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ: da, lông của hổ, báo; ngà voi 0.5đ -Vật liệu thí nghiệm: chuột, khỉ 0.25đ -Tiêu diệt động vật gặm nhấm có hại cho nông – lâm nghiệp: chồn, mèo 0.5đ Câu 2 *Ở động vật có hai hình thức sinh sản: vô tính (mọc chồi, tái sinh) và hữu 0.5đ (2.0 đ) tính. *So sánh: -Giống nhau Có cùng chung mục đích là sinh sản để duy trì nòi giống 0.25đ -Khác nhau Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính -Không có sự kết hợp của tế bào -Có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực 0.25đ sinh dục đực và tế bào sinh dục cái và tế bào sinh dục cái. -Chỉ cần 1 cá thể tham gia -1 cá thể(lưỡng tính) hoặc 2 cá thể tham gia 0.25đ -Thế hệ con chỉ thừa kế đặc điểm -Cá thể con thừa kế đặc điểm của cả cá của 1 cá thể thể đực và cá thể cái (trừ cá thể lưỡng 0.25đ tính -Sự sinh sản trải qua ít giai đoạn -Sự sinh sản trải qua nhiều giai đoạn 0.25đ phức tạp →Nhận xét : sinh sản hữu tính tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính 0.25đ Câu 3 Tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở ĐV biến (1.0 đ) nhiệt: - Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 0.25đ -Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ngủ đông hoặc trú đông. 0.25đ -Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. 0.5đ Câu4 Vì chân của chúng quá ngắn và bé không thể nâng cơ thể lên được nên khi di 0.5đ (0.5 đ) chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất. www.thuvienhoclieu.com Trang 3
  4. www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 3 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.(Mỗi câu đúng 0.5 điểm). Câu 1: Có cơ hoành là đặc điểm của loài nào? A. Ếch đồng. B. Thằn lằn. C. Thỏ. D. Chim bồ câu. Câu 2: Hươu xạ bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ nào? A.LR. B. VU. C. EN. D. CR. Câu 3: Nhóm động vật nào sau đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định? A. San hô, hải quỳ. B. Thủy tức, lươn, rắn. C. Hải quỳ, đĩa, giun. D. Cả a,b,c. Câu 4: Sinh vật đơn bào nào dưới đây sống ký sinh ở người? A. Trùng roi xanh. B. Trùng biến hình. C. Trùng giày. D. Trùng kiết lị. Câu 5: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Thủy tức. D. Giun đất. Câu 6: Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất? A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Động vật nguyên sinh. D. Động vật có xương sống. Câu 7: Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới? A. Đà điểu châu phi. B. Chim cánh cụt hoàng đế. C. Bồ nông châu Úc. D. Kền kền. Câu 8: Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật là? A. Do sự phun trào núi lửa. B. Do thiên tai, dịch bệnh bất thường. C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. Do hoạt động của con người. Câu 9: Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điêm nào dưới đây? A. Nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại. www.thuvienhoclieu.com Trang 4
  5. B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường. C. Đơn giản, dễ thực hiện. D. Tiết kiệm chi phí. Câu 10: Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “ bưu tá viên”? A. Bồ câu. B. Chim ưng. C. Chim đại bàng. D. Chim sẻ. II. TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 1:(2 điểm) So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú? Câu 2:(2 điểm) Vì sao nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất? Câu 3:(1 điểm) Nêu những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học? Đáp án I. Trắc nghiệm : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A B C A B B D A D A án II. Tự luận : Câu Nội dung Điểm 1 *Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do 1 lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. *Có 2 hình thức: bằng tiền và hiện vật. 1 2 - Không ngâm thực phẩm lâu trong nước 1 - Không để thực phẩm khô héo - Không đun nấu thực phẩm lâu - Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh - Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm. 1 - Bữa sáng: Sau khi ngủ dậy, bụng đói (ngủ với thời gian dài hơn bình thường là 7 - 9giờ) nên ăn đủ năng lượng chuẩn bị cho lao động, học tập 3 cả buổi. Không ăn sáng sẽ có hại vì hệ tiêu hoá làm việc không điều độ. 1 www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 4 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút www.thuvienhoclieu.com Trang 5
  6. Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là: a. Dọa nạt. c. Trốn chạy. b. Ẩn nấp. d. Giả chết. Câu 2: Tim của Cá sấu có mấy ngăn: a. 1 ngăn. c. 2 ngăn b. 4 ngăn. d. 3 ngăn Câu 3: Động vật nào có hình thức sinh sản vô tính mọc chồi: a. Trùng giày b. Thủy tức c. Cá d. Ếch Câu 4: Không thuộc các biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng: a.Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại. b. Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại. c. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sâu hại. d. Vi khuẩn lây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại. Phần II: Điền từ (2 điểm) Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu Úc là các đại diện thuộc nhóm (1) Chim hoàn toàn không biết (2) , có cánh ngắn, yếu, (3) cao, to, khỏe, có ba hoặc bốn ngón, thích nghi với tập tính (4) trên thảo nguyên và sa mạc khô nóng. Ếch có hệ tuần hoàn kín gồm hai vòng tuần hoàn: (5) và (6) , tim ba ngăn (7) tâm nhĩ và (8) tâm thất, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Phần III: Tự luận (6 điểm) Câu 1: Nêu vai trò của lớp Lưỡng cư trong thực tiễn? Cho ví dụ? (1,5 điểm) Câu 2: (3,5 điểm) a. Trình bày đặc điểm của cây phát sinh giới động vật ? (2 điểm) b. Em hãy sắp xếp các động vật sau theo bậc thang tiến hóa: Voi, Gà rừng, Cá chép, Khỉ, Cá cóc Tam Đảo, Cá sấu. (1,5 điểm) Câu 3: Môi trường đới lạnh gồm những vùng lục địa và đại dương ở gần hai vùng cực, có khí hậu lạnh, đóng băng gần như quanh năm. Mùa hè rất ngắn và mùa đông dài, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa lên tới – 40°C. Thảm thực vật nghèo nàn, cây cối thưa thớt, thấp lùn. Khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít các loài động vật tồn tại như: Gấu trắng, Cú tuyết, Cáo, Chồn, Chim cánh cụt Những loài động vật trên có những đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với môi trường đới lạnh? (1 điểm) ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng HS được 0,5đ Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án D B B C Phần II: Điền từ (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng HS được 0,25đ Ô trống số 1 2 3 4 Đáp án Chim chạy Bay Chân Chạy nhanh Ô trống số 5 6 7 8 Đáp án Vòng tuần hoàn phổi Vòng tuần hoàn cơ thể Hai (2) Một (1) www.thuvienhoclieu.com Trang 6
  7. Phần III: Tự luận (6 điểm) Câu hỏi Đáp án và thang điểm Câu 1 * Vai trò của Lưỡng cư đối với con người. 1,5 điểm - Có lợi: 1điểm + Làm dược liệu: . + Làm đồ mĩ nghệ trang trí: + tiêu diệt sâu bọ gây hại: . - Có hại: 0,5 điểm + Một số loại có độc, tấn công người và vật nuôi: . Câu 2 * Đặc điểm của cây phát sinh giới động vật: 2 điểm 3,5 điểm Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. * Sắp xếp các động vật sau theo bậc thang tiến hóa: 1 điểm (HS trả lời câu hỏi có thể sắp xếp theo số thứ tự tăng dần hoặc đánh mũi tên) Các động vật được sắp xếp theo bậc thang tiến hóa như sau: Cá chép => Cá cóc Tam Đảo => Cá sấu => Gà rừng => Voi => Khỉ. Câu * Cấu tạo: (0,5đ) 1 điểm Bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trừ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt ). - Nhiều loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông có bộ lông màu trắng đề lần với tuyết, che mắt kẻ thù. * Tập tính: (0,5 đ) - Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét. - Hiện tượng ngủ suốt mùa đông (gấu trắng) để tiết kiệm nâng lượng. - Hoạt động chủ yếu vào ban ngày trong các ngày hè để tận dụng nguồn nhiệt. www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 5 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất. (2đ) Câu 1: Loài động vật không có chai mông, túi má và đuôi; sống theo đàn a. Đười ươi b. Tinh tinh c. Gôrila d. Vượn Câu 2: Sự sinh sản của ếch giống cá ở điểm nào? a. Thụ tinh ngoài b. Thụ tinh trong c. Có hiện tượng ghép đôi d. Không có hiện tượng ghép đôi Câu 3: Tai thỏ thính, vành rộng cử động được có tác dụng: a. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường b.Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù www.thuvienhoclieu.com Trang 7
  8. c. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể d. Giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi Câu 4: Các bộ phận của hệ hô hấp ở chim bồ câu gồm những gì? a. Khí quản và 9 túi khí b. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí c. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi d. Cả a,b,c Câu 5: Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ: a. Đuôi có chất độc. b. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất. c. Tự ngắt được đuôi. d. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ. Câu 6: Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là: a. Bò sát và lớp thú b. Lưỡng cư và lớp thú c. Chim và lớp thú d. Lưỡng cư và lớp chim Câu 7: Khi làm chuồng cho thỏ không nên làm bằng tre gỗ vì : a. Thỏ gặm nhấm b. Thỏ không thích mùi tre, gỗ c. Cơ thể thỏ không lớn d. Cả a, b, c đúng Câu 8: Nhóm thú nào thuộc Bộ Guốc lẻ ? a. Ngựa, lợn b. Hươu, lợn, bò c. Trâu, dê, cừu d. Tê giác, ngựa Bài 2:Nối cột A và cột B sao cho phù hợp. (1đ) Cột A (Tên động vật) Cột B (Hệ hô hấp) A + B 1. Trùng biến hình a. Da và phổi 1 + . 2. Ếch đồng b. Phổi và túi khí 2 + . 3. Châu chấu c. Phổi 3 + . 4. Chim bồ câu d. Chưa phân hóa 4 + . e. Hệ ống khí Bài 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho thích hợp. (1đ) Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi (1) và (2) ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân (3) , có vuốt sắc. Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, phối hợp với (4) làm con vật tiến lên phía trước II. TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1:(1,5đ) Hãy chứng minh: lớp Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. Câu 2: (1đ) Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước ? Câu 3: (1,5đ) Hãy kể tên một số động vật quý hiếm mà em biết. Nêu một số biện pháp để bảo vệ các động vật quý hiếm ? Câu 4: (1đ) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ? Câu 5: (1đ) Gà trống thường gáy sau khi đập cánh hay trước khi đập cánh? Vì sao? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất. (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b a b c c c a d Bài 2:Nối cột A và cột B sao cho phù hợp. (1đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án d a e b Bài 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho thích hợp. (1đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án Cử dộng Tuyến lệ Ngắn, yếu Các chi II. TỰ LUẬN: (6đ) www.thuvienhoclieu.com Trang 8
  9. Câu Đáp án Biểu điểm 1 (1,5đ) Chứng minh: lớp Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất: - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ 0,25đ - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm 0,25đ - Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi 0,25đ - Hô hấp bằng phổi 0,25đ - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não 0,25đ - Thú là động vật hằng nhiệt 0,25đ 2 (1đ) Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước vì: Ếch hô hấp qua da là chủ 1đ yếu, nếu xa nơi ẩm ướt da sẽ khô, cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. 3 (1,5đ) *Kể tên một số động vật quý hiếm: ốc xà cừ; hươu xạ; tôm hùm đá;. 0,5đ *Một số biện pháp để bảo vệ các động vật quý hiếm: - Cấm săn bắn, mua bán các động vật quý hiếm - Không chặt phá cây rừng, làm ảnh hưởng đến nơi ở của động vật 1đ - Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật quý hiếm - Tố cáo những người có hành vi săn bắn động vật trái phép 4 (1đ) *Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây 0,75đ hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại *Ví dụ: mèo diệt chuột, gà diệt các loài sâu bọ, 0,25đ 5 (1đ) - Gà đập cánh trước khi gáy 0,25đ - Do đập cánh không khí vào các túi khí nên khi không khí trở ra sẽ lớn 0,75đ hơn, mạnh hơn làm cho thanh quản phát ra âm thanh lớn và vang hơn. www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 6 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra. Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? a. Khai thác gỗ quá mức. b. Tích cực trồng rừng. b. Phá rừng làm nương rẩy. d. Sự ô nhiễm môi trường. Câu 2: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng? a. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu. b. Thỏ, cá chép, ếch đồng. c. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo. d. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu. Câu 3: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là a. đời sống b. tập tính c. bộ răng d. cấu tạo chân Câu 4: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm những cơ quan nào? a. Khí quản và 9 túi khí. b. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi. c. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí. d. Cả a, b và c. Câu 5: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch như thế nào? www.thuvienhoclieu.com Trang 9
  10. a. Xuất hiện phổi. b. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng. c. Da có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ hô hấp. d. Cả a,b,c. Câu 6: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm? a. Rất nguy cấp b. Nguy cấp c. Ít nguy cấp d. Sẽ nguy cấp Câu 7: Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây? a. Động vật có xương sống. b. Chân khớp. c. Thân mềm. d. Động vật nguyên sinh. Câu 8: Những động vật thuộc lớp bò sát là a. thạch sùng, ba ba,cá trắm. b. ba ba, tắc kè, ếch đồng. c. rắn nước, cá sấu, thạch sùng. d. ếch đồng, cá voi,thạch sùng. II/ TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (2 điểm) Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp thú. Câu 10: (2 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 11: (1điểm) Tại sao thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau? Câu 12: (1 điểm) Tại sao trong dạ dày cơ của chim, gà thường có các hạt sạn, sỏi? ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b c c b d a b c II/ TỰ LUẬN:(6 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 9 - Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. 0,5đ (2 điểm) - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. 0,5đ - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răn cửa,răng nanh và răng hàm. 0,5đ - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não, là động vật hằng nhiệt. 0,5đ Câu 10 - Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm (2 điểm) của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. 0,5đ - Có 3 biện pháp: + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại, đẻ trứng kí sinh 0,25đ vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. 0,25đ + Gây vô sinh diệt động vật gây hại. www.thuvienhoclieu.com Trang 10
  11. * Ưu điểm : - Tiêu diệt những loài sinh vật có hại. 0,25đ - Tránh gây ô nhiễm môi trường. 0,25đ * Hạn chế: - Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. - Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại. - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài 0,25đ sinh vật khác phát triển. - Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại. 0,25đ Câu 11 Thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự (1 điểm) di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau vì chi trước và 0,5đ chi sau ngắn và yếu nên không phải là động lực chính của sự di 0,5đ chuyển Câu 12 - Khi ăn chim, gà hay ăn thêm các hạt sạn, sỏi vì khi ăn vào đến 0, 5đ (1 điểm) dạ dày cơ chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sạn, sỏi nhỏ. - Dạ dày cơ là túi cơ rất dày dưới sự nhu động mạnh mẽ của dạ 0, 5đ dày cơ nhào, nghiền, góc cạnh của các viên sạn,sỏi chà, xát thức ăn, một lúc sau thức ăn nhanh chóng bị nghiền nát. www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 7 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra. Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? A. Khai thác quá mức. B. Tích cực trồng rừng. C. Phá rừng làm nương. D. Sự ô nhiễm. Câu 2: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là a. đời sống b. tập tính c. bộ răng d. cấu tạo chân Câu 3: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng? A. Chim, thú, bò sát. B. Thú, cá, lưỡng cư. C. Cá, lưỡng cư, bò sát. D. Lưỡng cư, cá, chim. Câu 4: Túi khí của chim bồ câu tham gia vào hoạt động của cơ quan nào? A. Tuần hoàn B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Bài tiết Câu 5: Cơ quan hô hấp của ếch là a. da và mang. b. phổi www.thuvienhoclieu.com Trang 11
  12. c. phổi và mang d. phổi và da Câu 6: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm? A. Rất nguy cấp B. Nguy cấp C. Ít nguy cấp D. Sẽ nguy cấp Câu 7: Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây? A. Động vật có xương sống. B. Chân khớp. C. Thân mềm. D. Động vật nguyên sinh. Câu 8: Lớp da khô có vảy sừng của thằn lằn bóng có tác dụng gì? A. Dễ bơi lội trong nước. B. Di chuyển dễ dàng trên cạn. C. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. D. Giữ ấm cơ thể. II/ TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (2 điểm) Hãy trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư. Câu 10: (2 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 11: (1điểm) Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? Câu 12: (1 điểm) Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát? ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B C C C D A B C án II/ TỰ LUẬN:(6 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 9 - Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích (2 điểm) nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: + Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi. 0,5đ + Hô hấp bằng da và phổi. 0,5đ + Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. 0,5đ + Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật 0,5đ biến nhiệt. Câu 10 - Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm (2 điểm) của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. 0,5đ - Có 3 biện pháp: + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. 0,5đ + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. + Gây vô sinh diệt động vật gây hại. * Ưu điểm : - Tiêu diệt những loài sinh vật có hại. 0,25đ www.thuvienhoclieu.com Trang 12
  13. - Tránh gây ô nhiễm môi trường. 0,25đ * Hạn chế: - Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. - Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại. 0,25đ - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. 0,25đ - Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại. Câu 11 - Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng. 0, 25đ (1 điểm) - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. 0, 25 - Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên. 0,25đ - Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế. 0,25đ Câu 12 - Có sự biến đổi của ống tiêu hóa (thực quản có diều, dạ dày 0, 5đ (1 điểm) tuyến, dạ dày cơ (mề). - Tôc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi 0, 5đ với đời sống bay. www.thuvienhoclieu.com ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 8 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm :(3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất (2 điểm) Câu 1: Đặc điểm hô hấp đặc trưng của lớp lưỡng cư là: A. Chỉ hô hấp bằng phổi B. Hô hấp chủ yếu qua da và một phần bằng phổi C. Chỉ hô hấp qua da D. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da Câu 2: Đặc điểm chung nhất để nhận dạng lớp thú? A. Lông mao bao phủ cơ thể B. Lông vũ bao phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa C. Lông vũ bao phủ cơ thể D. Lông mao bao phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa Câu 3: Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ: A. Đuôi có chất độc. B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất. C. Tự ngắt được đuôi. D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ. Câu 4: Nếu tiêu diệt chim sâu và ếch thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến: A. Số lượng sâu giảm, năng suất lúa tăng. B. Số lượng sâu tăng, năng suất lúa giảm. C. Số lượng sâu tăng, năng suất lúa tăng. D. Số lượng sâu giảm, năng suất lúa giảm. Câu 5:(1 điểm) Ghép thông tin ở cột B vào cột A cho phù hợp rồi điền vào cột trả lời. Cột A: Các lớp động vật Cột B: Cấu tạo tim Trả lời 1. Cá a. Tim 4 ngăn 1 2. Ếch nhái b. Tim 2 ngăn 2 3. Bò sát c. Tim 3 ngăn 3 4. Thú d. Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt 4 e. Tim là 1 túi chứa máu II. Tự luận: (7điểm) Câu 6 : (3 điểm) Hãy chứng minh sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) tiến bộ hơn hẳn sự phát triển gián tiếp (sự biến thái). www.thuvienhoclieu.com Trang 13
  14. Câu 7: (2 điểm) Từ những nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học, em hãy đề ra các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học? Câu 8: (2 điểm) Khả năng chịu khát của lạc đà được thể hiện ở những đặc điểm nào? ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm : 3 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án B D C B Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1b 2c 3d 4a II. Tự luận : 7 điểm Câu 6: (3 điểm) Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì: - Trong sự biến thái nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng nên kém an toàn hơn, nòng nọc phải tự kiếm ăn, sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của môi trường (1,5 điểm) - Trong khi đó sự phát triển trực tiếp, nguồn dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp (không kể thú vì ở thú có hiện tượng thai sinh) bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn. (1,5 điểm) Câu 7 : 2điểm II. Tự luận : 7 điểm Câu 6: (3 điểm) Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì: - Trong sự biến thái nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng nên kém an toàn hơn, nòng nọc phải tự kiếm ăn, sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng môi trường (1,5 điểm) - Trong khi đó sự phát triển trực tiếp nguồn dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp (không kể thú vì ở thú có hiện tượng thai sinh) bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn. (1,5 điểm) Câu 7 : 2điểm - Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật (0.5 điểm) - Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi. Nhất là rừng đầu nguồn (0.5 điểm) - Cấm săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. (0.5 điểm) - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường (0.5 điểm) Câu 8: (2điểm) - Lạc đà có thể mất 1 lượng nước = 30 % khối lượng cơ thể, trong khi đó các loài thú đều bị chết khi mất một lượng nước chỉ = 20 % khối lượng cơ thể. (1điểm) - Khi thiếu nước lượng nước tiểu của lạc đà giảm xuống rất nhiều, lúc đó mỡ tích lũy trong bướu lưng của lạc đà được “ thiêu đốt” để trở thành nước. (1điểm) www.thuvienhoclieu.com Trang 14