Đề thi chọn Học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Thủy B (Có đáp án)

docx 10 trang Hùng Thuận 6270
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn Học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Thủy B (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề thi chọn Học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Thủy B (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT YÊN THỦY B ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 Môn Địa lí Thời gian: 180 phút Năm học: 2021-2022 Câu 1: ( 4,0 điểm) a) Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất? ( 2,0 điểm) b) Phân tích vai trò của ngành thương mại trong sự phát triển kinh tế xã hội? Giải thích tạo sao: Ở một số nước xuất siêu chưa hẳn đã tích cực và nhập siêu chưa hẳn đã tiêu cực ( 2,0 điểm) Câu 2: ( 5,5 điểm) a) Tại sao có sự khác nhau về tỉ suất sinh giữa các quốc gia trên thế giới? Nêu thuận lợi và khó khăn của cơ cấu “dân số vàng” tại Việt Nam ( 2,0 điểm) b) Cho biết: Dân số thế giới năm 2005 là 6,477 tỉ người ( 1,5 điểm) Giả sử lệ tăng tăng dân số tự nhiên của thế giới là 1,2% và không thay đổi trong giai đoạn 2000-2020. Hãy tính dân số thế giới qua các năm theo bảng số liệu sau: Năm 2000 2004 2005 2006 2010 2020 Dân số ( tỉ người) ? ? 6,477 ? ? ? c) Trình bày hiện tượng thiên tai lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh Miền Trung trong thời gian gần đây ( biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả) và đề xuất phương hướng giải quyết? (2,0 điểm) Câu 3: ( 2,5 điểm).Cho bảng số liệu sau: Tổng lượng bức xạ ở TP Hà Nội Và TPHCM ( kcal/cm2/tháng) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII HN 6,5 3,4 4,5 8,7 12,0 12,8 14 12 11,6 10,3 7,8 6,8 TPHCM 12,2 15,2 16 14,5 11,1 8,9 9,6 9,6 8,9 10 10,3 10,4 Dựa vào bảng số liệu hãy phân tích sự giống và khác nhau về tổng lượng bức xạ ở HN và TPHCM. Câu 4: (4,5 điểm).Dựa vào Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy: a) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây ở nước ta? Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên? ( 3,0 điểm) b) Địa hình và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đến sông ngòi vùng Tây Bắc nước ta? ( 1,5 điểm) Câu 5: ( 3,5 điểm).Cho bảng số liệu sau: Tỉ số giới tính của cả nước, Tây Nguyên và ĐBSH giai đoạn 2005-2015 ( Đơn vị: Số nam/100 nữ) Năm 2005 2010 2013 2015 Cả nước 96,8 97,8 97,7 97,3 Tây Nguyên 101,9 102,7 103,8 100,4 ĐBSH 96,3 96,7 97,1 96,5
  2. a , Nhận xét và giải thích về tỉ số giới tính của cả nước, Tây Nguyên và ĐBSH giai đoạn 2005-2015( 1,5 điểm) b, Sự phân bố các đô thị ở Tây Nguyên có điểm gì khác với phân bố các đô thị ở TDMNBB. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố khác biệt đó là gì? ( 2,0 điểm) Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat trong làm bài thi.
  3. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Thấp Cao - Trình bày sự - Giải thích Cho biết: phân bố nhiệt sự phân bố Dân số thế độ không khí nhiệt độ giới năm trên Trái đất? không khí 2005 là 6,477 - Nêu thuận trên Trái đất? tỉ người.Giả lợi và khó - Tại sao có sử lệ tăng khăn của cơ sự khác nhau tăng dân số Địa lí 10 cấu “dân số về tỉ suất tự nhiên của vàng” tại Việt sinh giữa các thế giới là Nam quốc gia trên 1,2% và - Phân tích thế giới? không thay vai trò của - Giải thích đổi trong giai ngành thương tạo sao: Ở đoạn 2000- mại trong sự một số nước 2020. Hãy phát triển xuất siêu tính dân số kinh tế xã chưa hẳn đã thế giới qua hội? tích cực và các năm theo nhập siêu bảng số liệu 7,5 điểm chưa hẳn đã sau tiêu cực 3,0 điểm 3,0 điểm 1,5 điểm - Nêu khái - Giải thích - Dựa vào - Trình bày quát sự phân sự khác nhau bảng số liệu hiện tượng hóa thiên về khí hậu và hãy phân tích thiên tai lũ nhiên Đông – thiên nhiên sự giống và quét và sạt lở Tây ở nước giữa Đông khác nhau về đất ở các tỉnh ta? Trường Sơn tổng lượng Miền Trung và Tây bức xạ ở HN trong thời Nguyên? và TPHCM. gian gần đây Địa lí 12 - Địa hình và - Giải thích ( biểu hiện, khí hậu ảnh về tỉ số giới nguyên nhân, hưởng như tính của cả hậu quả) và thế nào đến nước, Tây đề xuất đến sông Nguyên và phương ngòi vùng ĐBSH giai hướng giải Tây Bắc đoạn 2005- quyết? nước ta? 2015 - Nhận xét về tỉ số giới tính của cả
  4. nước, Tây Nguyên và ĐBSH giai đoạn 2005- 2015 - Sự phân bố các đô thị ở Tây Nguyên có điểm gì khác với phân bố các đô thị ở TDMNBB. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố khác biệt đó là gì? 1,5 điểm 5,75 điểm 3,25 điểm 2,0 điểm 12,5 điểm Tổng điểm 4,5 điểm 8,75 điểm 3,25 điểm 3,5điểm 20, 0 điểm
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG Câu hỏi Nội dung Điểm a, Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái 2,0 Đất * Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ địa lí - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về cực. Vì: Vùng có vĩ 0,25 Câu 1 độ thấp ( xích đạo) có góc nhập xạ lớn lượng nhiệt hấp thụ nhiều nên có ( 4,0 nhiệt độ cao, chênh lệch thời gian chiếu sáng ít neenbien độ năm thấp điểm) - Biên độ nhiệt tăng dần khi đì từ XĐ về cực. Vì : Vùng vĩ độ cao , góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ ít nên nhiệt độ thấp, chênh lệch góc 0,25 chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm lớn nên biên độ nhiệt cao * Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương - Nhiệt độ Tb năm cao nhất và thấp nhất đều nằm ở lục địa 0,25 - Lục địa thường hấp thụ nhiệt nhanh, tỏa nhiệt nhanh nên biên độ dao 0,25 động nhiệt lớn - Đại dương hấp thị nhiệt chậm, tỏa nhiệt chậm nên biên độ dao động 0,25 nhiệt nhỏ - Nhiệt độ còn thay đổi theo bờ đông bờ tây của lục địa, Nguyên dân do 0,25 ảnh hưởng dòng biển nóng hay lạnh chả ven bờ. * Nhiệt độ phân bố theo địa hình - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng 0,25 giảm vì không khí loãng. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. - Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hường sườn phơi của sườn núi. Sườn 0,25 núi nược ánh sáng mặt trời góc nhập xạ lớn, nhiệt độ nhận đc cao hơn. Sườn núi cùng ánh sáng mặt trời góc chiếu nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận đc thấp hơn. b, Phân tích vai trò của ngành thương mại trong sưi phát triển kinh 2,0 tế xã hội? Giải thích tạo sao: Ở một số nước xuất siêu chưa hẳn đã tích cực và nhập siêu chưa hẳn đã tiêu cực? * Vai trò của ngành thương mại trong sự phát triển kinh tế xã hội 0,5 -Thương mại là khâu nối liền sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa người bán và người mua - Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất - Ngành thương mại phát triển giúp trao đổi hàng hóa mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất. - Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tạo ra tập quán tiêu dùng mới - Nội thương: 0,25 + Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ + Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội - Ngoại thương: 0,25
  6. + Tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn liền thị trường trong nước và thị trường thế giới + Khai thác các lợi thế trong nước và tạo động lực cho đất nước phát triển * Giải thích: - Một số quốc gia, lãnh thổ xuất siêu nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu chủ 0,5 yếu gồm nguyên nhiên liệu dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lai. Như vậy xuất siêu nhưng chưa tích cực. - Một số quốc gia, lãnh thổ nhập siêu nhưng cơ cấu hàng nhập khẩu chủ 0,5 yếu là nguyên nhiên liệu hoặc máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ sản xuất phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế. Như vậy nhập siêu nhưng không tiêu cực mà còn giúp phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế trong tương lai. Câu 2: a, Tại sao có sự khác nhau về tỉ suất sinh giữa các quốc gia trên thế 2,0 5,5 điểm giới? Nêu thuận lợi và khó khăn của cơ cấu “dân số vàng” tại Việt Nam * Có sự khác nhau về tỉ suất sinh giữa các quốc gia trên thế giới vì: - Tỉ suất sinh khác nhau là kết quả tác động của nhiều nhân tố + Tự nhiên sinh học: Phụ thuộc tuổi kết hôn, kết cấu dân số, số người 0,25 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ + Tâm lí xã hội, tập quán: Quan niệm đông con, con trai, con nỗi dõi . 0,25 + Trình độ phát triển KTXH: Mức sống cao hay thấp thường tỉ lệ nghịch 0,25 với tỉ lệ sinh VD: QG phát triển tỉ lệ sinh ít, QG đang phát triển hay kém phát triển thì tỉ lệ sinh thường nhiều + Chính sách dân số: Khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy từng QG 0,25 - Với mỗi QG trên TG tùy nhân tố tác động là khác nhau nên tỉ suất sinh 0,25 khác nhau * Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu “dân số vàng “tại Việt Nam - Thuận lợi + Có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn 0,5 + Chi phí cho số người phụ thuộc thấp + Chất lượng lao động tăng, tạo sức hút các nhà đầu tư - Khó khăn: Gây sức ép lớn tới việc làm, giáo dục, y tế, sử dụng hợp lí 0,25 tài nguyên . * Tính dân số thế giới qua các năm 1,5 n - Sử dụng công thức tính xuôi: Dn = D0( 1+Tg) 0,25 n - Sử dụng công thức tính ngược: Dn= D0/(1+Tg) Trong đó: Dn: Tổng số dân năm cần tính D0: Tổng số dân năm gốc Tg: tỉ lệ gia tăng tự nhiên n: Số năm chênh lệch giữa năm cần tính với năm gốc
  7. Năm 2000 2004 2005 2006 2010 2020 1,25 Dân số ( tỉ người) 6,102 6,400 6,477 6,555 6,875 7,753 ( Chỉ được phép cho sai số 0,001) c, Trình bày hiện tượng thiên tai lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh Miền Trung trong thời gian gần đây ( biểu hiện, nguyên nhân, hậu 2,0 quả) và đề xuất phương hướng giải quyết? * Biểu hiện: 0,25 - Gia tăng các hiện tượng thiên tai lũ quét sạt lở đất đai tại Thừa Thiên huế, Quảng Trị, Quảng Nam trong 2 tháng 10, 11 năm 2020 - Lũ quét xảy ra ở vùng núi và có xu hướng ngày càng tăng * Nguyên nhân: 0,5 - Làm mất lớp phủ thực bì quan trọng tại cánh rừng nguyên sinh phía Đông và Tây Trường Sơn - Mưa bão lớn kéo dài, mưa tập trung trong thời gian ngắn và địa hình có độ dốc lớn nên kết cấu đất dễ bị phá vỡ -Do tác động của khai thác đất đá ven núi quá nhiều làm gia tăng nguy cơ sạt lở -Vùng đồi núi dân cư phá rừng trồng cây CN, nương rẫy hay khai thác gỗ - Việc xây dựng các công trình thủy điện hay giao thông đã tác động đến kết cấu địa chất nên dễ gây sạt lở * Hậu quả: 0,5 - Thiệt hại về người và tài sản VD: Sạt lở nghiêm trọng tại thủy điện Rào Trăng 3 ( Huế) khiến cho 13 người thiệt mạng và phá hủy công trình thủy điện tại đây - Biến mất lớp phủ xung quanh khu vực bị sạt lở - Ảnh hưởng GTVT, chi phí khắc phục và hậu quả tốn kém * Đề xuất phương hướng giải quyết 0,75 - Quy hoạch lại các điểm dân cư, tránh các vùng có thể xẩy ra lũ quét nguy hiểm - Quản lí sử dụng đất đai hợp lí - Thực hiện các biện pháp thủy lợi, trồng cây cấm khai thác gỗ vùng địa hình đồi núi dốc - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Kịp thời sơ tán khẩn cấp người dân - Kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng vùng núi - Đầu tư chương trình nhà ở vùng lũ của 14 tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận - Nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn Câu 3 Phân tích sự giống và khác nhau về tổng lượng bức xạ ở HN và 2,5 2,5 điểm TPHCM.
  8. * Giống nhau: - Tổng lượng bức xạ cả năm của 2 địa điểm đều cao, đạt tiêu chuẩn khí 0,5 hậu nhiệt đới do trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn. VD: Hà Nội 110,4 kcal/1cm2/ năm TPHCM 136,7 kcal/1cm2/ năm - Tổng bức xạ đều có sự thay đổi giữa các tháng 0,5 + HN: Cao từ tháng 5 đến tháng 10 và thấp tháng 11 đến tháng 4 năm sau + TPHCM: Cao từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau và thấp từ tháng 6 đến tháng 11 Do sự thay đổi góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng * Khác nhau: - Tổng bức xạ TPHCM lớn hơn HN ( TPHCM là 136,7 kcal/1cm2/ năm 0,25 còn HN là 110,4 kcal/1cm2/ năm) - Chênh lệch tháng cao nhất và tháng thấp nhất khác nhau: HN chênh 0,5 lệch nhiều hơn TPHCM + HN tháng cao nhất 14 kcal/1cm2/ tháng và thấp nhât 3,4 kcal/1cm2/ tháng + TPHCM tháng cao nhất 15,2 kcal/1cm2/ tháng và thấp nhất 8,9 kcal/1cm2/ tháng - HN thời gian nhận đc bức xạ cao vào mùa hè ( tháng 7) và thấp vào 0,25 mùa đông ( tháng 2). Còn TPHCM nhận đc bức xạ cao vào mùa khô ( tháng 2) và thấp vào mùa mưa ( tháng 6 và tháng 9) * Nguyên nhân: - HN góc nhập xạ vào mùa đông và mùa hè thay đổi lớn. Mùa hè góc 0,25 nhập xạ lớn còn mùa đông HN nhiều mây do có mưa phùn nhất là vào mùa xuân. - TPHCM góc nhập xạ lớn hơn và thời gian chiếu sáng trong năm nhiều 0,25 hơn nên ít có sự chênh lệch nhiều Câu 4 a ) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây ở nước ta? 3,0 4,5 điểm Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên? * Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên Đông – tây Từ đông sang tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt - Vùng biển và thềm lục địa: Vùng biển nước ta có diện tích lớn gấp 3 0,5 lần đất liền. Độ nông sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có mối quan hệ chặt chẽ với đải đồi núi và đồng bằng kề bên và có sự thay đổi ở từng đoạn bờ biển. VD: ĐBSH và ĐBSCL có diện tích rộng nên thềm lục địa rộng và nông ĐB ven biển miền Trung hẹp ngang, bị chia cắt nên thềm lục địa hẹp và sâu - Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng ĐB ven biển nước ta thay đổi tùy nơi thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa dải đồi núi phía tây và 0,5
  9. vùng biển phía đông. VD: ĐB càng rộng thì đồi núi càng lùi sâu vào trong đất liền và ngược lại + ĐBSH và ĐBSCL mở rộng với các bãi triều phẳng, thềm lục địa rộng, nông phong cảnh thiên nhiên trù phú xanh tươi và thay đổi theo mùa + ĐB ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều ĐB nhỏ, đường bờ biển khúc khủy thềm lục địa hẹp sâu. Địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh đất đai kém màu mỡ, thiên nhiên khắc nghiệt thuận lợi cho phát triển kinh tế biển - Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây và vùng đồi núi rất 0,5 phức tạp chủ yếu do tác động của gió mùa cùng hướng của các dãy núi. VD: Sự khác nhau thiên nhiên Đông Bắc và Tây Bắc. Giữa Tây Nguyên ( Tây trường sơn) và DHNTB ( Đông trường sơn) *Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên? - Đông trường sơn ( DHNTB): Mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến 0,75 tháng 1 do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào ( đó là gió mùa đông bắc tín phong bán cầu bắc),ảnh hưởng của bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa nhiều. Còn thời kì này phía Tây Nguyên ( Tây trường sơn) lại mùa khô, mùa khô ở Tây Nguyên rất khắc nghiệt xuất hiện cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô. - Tây trường sơn( Tây Nguyên): Mưa vào hè thu do đón gió mùa tây 0,75 nam ( tháng 5,6,7) đầu mùa hạ. Gió mùa mùa hạ ( hướng Tây Nam) thổi từ phía bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan mang theo lượng mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ còn gây hiệu ứng phơn khô nóng cho Đông trường sơn (DHNTB). b) Địa hình và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đến sông ngòi 1,5 vùng Tây Bắc nước ta? * Địa hình ảnh hưởng tới sông ngòi: - Hướn dòng chảy: Hướng nghiêng và hướng núi đều chủ yếu hướng 0,25 TB – ĐN nên hướng sông ngòi nước ta chủ yếu TB-ĐN. - Tốc độ dòng chảy: Độ dốc địa hình lớn nên sông có tốc độ dòng chảy 0,25 lớn, nhiều thác ghềnh, thuận lợi phát triển thủy điện * Khí hậu ảnh hưởng sông ngòi: - Mưa nhiều kết hợp địa hình đồi núi có độ dốc lớn, cắt xẻ mạnh nên 0,25 mạng lưới sông ngòi dày đặc - Mưa nhiều nên sông ngòi nhiều nước 0,25 - Mưa theo mùa nên sông ngòi có mùa lũ và cạn rõ rệt 0,25 - Sự phân hóa thất thường chế độ mưa làm chế độ sông ngòi thất 0,25 thường Câu 5 a ) Nhận xét và giải thích về tỉ số giới tính của cả nước, Tây Nguyên 1,5 3,5 điểm và ĐBSH giai đoạn 2005-2015 * Tỉ số giới tính nam/ nữ của cả nước, Tây Nguyên, ĐBSH nhìn
  10. chung đều biến động. Cụ thể: - Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ giới tính nam/ nữ cao nhất và có sự biến 0,25 động qua từng giai đoạn. VD: năm 2005 là 101,9 nam/100 nữ thì 2015 giảm còn 100,4 nam/100 nữ. 0,25 - ĐBSH tỉ lệ nam/nữ có sự biến động nhẹ. VD: 2005 là 96,3 nam/100 nữ thì đến 2015 tăng nhẹ 96,5 nam/100 nữ. 0,25 - Cả nước biến động nhẹ. VD: 2005 là 96,8 nam/100 nữ thì 2015 tăng nhẹ 97,3 nam/100 nữ * Nguyên nhân: - Do chính sách KHHGĐ mỗi gia đình dừng lại từ 1 – 2 con nên nhiều 0,25 gia đình hiện nay có xu hướng lựa chọn giới tính trước khi sinh. - Do tử tưởng quan niệm nhiều gia đình vẫn thích con trai 0,25 - Do ảnh hưởng phong tục tập quán nối dõi nhất là ở Tây Nguyên tục 0,25 lệ này còn ảnh hưởng khá nặng nề nên tỉ lệ nam lớn hơn nữ b) Sự phân bố các đô thị ở Tây Nguyên có điểm gì khác với phân bố 2,0 các đô thị ở TDMNBB. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố khác biệt đó là gì? * Sự khác nhau về phân bố đô thị ở TN và TDMNBB - Năm 2006: TN có khoảng 54 đô thị còn TDMNBB có khoảng 167 đô 0,25 thị. Như vậy số lượng đô thị TDMNBB gấp khoảng 3 lần số đô thị ở TN, trong khi đó diện tích TDMNBB gấp khoảng 2 lân TN. - Đô thị TDMNBB phân bố rải rác, các đô thị lớn tập trung chủ yếu 0,25 vùng Đông Bắc gần vùng ĐBSH. VD: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên - Đô thị Tây Nguyên phân bố thưa thớt hơn nhưng mức độ dân cư tập 0,25 trung dân cư trong đô thị Tây nguyên cao hơn TDMNBB. VD: TN: 54 đô thị / 1368 nghìn dân ( 25,3 nghìn dân/1 đô thị) TDMNBB: 167 đô thị/ 2151 nghìn dân ( 12,9 nghìn dân/ 1 đô thị) - Đô thị Tây Nguyên phát triển hơn, chủ yếu trên các cao nguyên. Phân 0,25 bố đồng đều về không gian hơn TDMNBB * Nguyên nhân: 1,0 - TN có VTĐL thuận lợi do nằm gần Đông Nam Bộ vùng kinh tế phát triển nhất cả nước - Có ĐKTN thuận lợi: Địa hình cao nguyên rộng, bằng phẳng. Đất đỏ ba dan màu mỡ. Nguồn nước dồi dào. Khí hậu nhiều nơi mát mẻ - Có điều kiện KTXH: Đang đc chú ý đầu tư theo hướng tích cực. Gần nhiều trung tâm kinh tế lớn của Đông nam bộ như TPHCM, Đồng Nai