Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Mai Anh Tuấn

pdf 6 trang Hùng Thuận 23/05/2022 4840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Mai Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_li_lop_12_ma_de_1.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Mai Anh Tuấn

  1. TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 132 Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 100 phút. Học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục để làm bài Họ, tên học sinh: Số báo danh: Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Vào đầu mùa hạ, khi hiệu ứng phơn nước ta mạnh lên, ảnh hưởng đến cả A. Nam của Tây Bắc. B. duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng Bắc Bộ. D. ven biển miền Trung. Câu 2: Cho biểu đồ sau: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG CÁC VÙNG NĂM 2016 Theo biểu đồ, thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng cao nhất lần lượt gấp bao nhiêu lần trung bình cả nước và vùng thấp nhất? A. 3,2 và 1,5. B. 1,5 và 2,2. C. 1,5 và 3,2. D. 2,2 và 1,5. Câu 3: Đặc trưng “Thấp và hẹp ngang, được nâng lên ở hai đầu” là của vùng núi nào? A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc. Câu 4: Thành hố Hồ Chí Minh trước đây là Sài Gòn, từng được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông” vào thời kì nào? A. nửa đầu thế kỉ XX. B. 1945 – 1954. C. 1975 – 1986. D. 1954 – 1975. Câu 5: Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ rệt nhất ở A. Đông Nam Bộ. B. vùng trung du. C. rìa Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết để vẽ biểu đồ cơ cấu dân số nước ta năm 1960 và 2007, thì bán kính đường tròn năm 2007 là bao nhiêu? A. 2,8. B. 1,6. C. 1,8. D. 1,7. Câu 7: Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM Trang 1/6 - Mã đề thi 134
  2. Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng? A. Sản lượng cao su của thế giới và Đông Nam Á tăng lên liên tục. B. Năm 2017, Đông Nam Á chiếm 80% sản lượng cao su thế giới. C. Đông Nam Á chiếm phần lớn sản lượng cao su của thế giới. D. Tỉ trọng cao su của Đông Nam Á ngày càng giảm. Câu 8: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ, nhân tố nào ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ? A. Tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. B. Mức sống và thu nhập thực tế của dân cư. C. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. D. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. Câu 9: Mùa mưa ở Trung Bộ chậm vào thu đông là do tác động của A. hoàn lưu gió mùa và địa hình. B. địa hình và dải hội tụ nhiệt đới. C. hoàn lưu và dải hội tụ nhiệt đới. D. hoàn lưu gió mùa và bão. Câu 10: Để phòng chống lũ quét, giải pháp quan trọng và bền vững là A. quy hoạch điểm dân cư và quản lí sử dụng đất hợp lí. B. phủ xanh đất trống đồ núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn. C. xây dựng nhiều hồ thủy điện để điều tiết dòng chảy. D. canh tác hợp lí đi đôi với phát triển hệ thống thủy lợi. Câu 11: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc là do A. từ lâu có mối quan hệ thân thiết với nhiều tộc người. B. sự di cư của các tộc người từ các nơi đến sinh sống. C. tiếp thu di sản văn hóa của nhiều nền văn hóa. D. nằm trên đường di cư của nhiều tộc người châu Á. Câu 12: Loại cảnh quan bán hoang mạc trên lãnh thổ nước ta có ở A. Đồng bằng sông Hồng. B. Thanh Hóa – Nghệ An. C. Đông Nam Bộ. D. Ninh Thuận – Bình Thuận. Câu 13: Đặc điểm cơ bản thể hiện sự khác nhau giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp là A. tư liệu sản xuất. B. sự phân ngành. C. tính chất chuyên môn hóa. D. nguồn nhân lực. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết cơ cấu dân số nước ta từ năm 1999 đến năm 2007 có sự thay đổi như thế nào? A. chuyển dịch theo hướng già hóa. B. chuyển sang dân số già. C. vẫn có cơ cấu dân số trẻ. D. chuyển sang tháp thu hẹp. Câu 15: Cho bảng số liệu sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Trang 2/6 - Mã đề thi 134
  3. Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2017 Tăng GDP - 3,6 - 4,1 10,0 6,4 4,5 - 2,3 1,6 (Nguồn: FAOSTAT) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga từ 1990 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp? A. Đường. B. Cột. C. Tròn. D. Miền. Câu 16: Biển Đông mang lại khí hậu hải dương điều hòa cho lãnh thổ nước ta, chủ yếu do A. cung cấp nhiệt, ẩm cho gió qua biển. B. cung cấp nhiệt, ẩm cho gió mùa. C. tăng nhiệt và ẩm cho gió mùa Đông Bắc. D. thay đổi hướng gió và hoàn lưu. Câu 17: Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến ở A. ven biển Đồng bằng sông Hồng. B. ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. C. ven biển miền Trung. D. ven biển Bắc Trung Bộ. Câu 18: Vào mùa khô, Đồng bằng sông Cửu Long bị thủy triệu xâm nhập mạnh là do: A. nhiều kênh rạch, địa hình hạ thấp. B. địa hình thấp, nước biển dâng. C. nước biển dâng, có nhiều kênh rạch. D. địa hình thấp, nhiều kênh rạch. Câu 19: Nguyên liệu để sản xuất phân hóa học (phân đạm) hiện nay trên thế giới chủ yếu có nguồn gốc từ A. khí thiên nhiên. B. dầu mỏ. C. Apatit. D. than đá. Câu 20: Loại cảnh quan “rừng mưa trên núi cảnh tiên” xuất hiện ở độ cao nào? A. Từ 600-700m đến 1600-1700m. B. Trên 2600m. C. Đai nhiệt đới gió mùa. D. 1600-1700m đến 2600m. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết vùng nào có thềm lục địa hẹp nhất? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 22: Những năm gần đây, dện tích rừng nước ta tăng lên chủ yếu là do A. đóng cửa rừng. B. trồng rừng. C. các chính sách về rừng. D. giao đất giao rừng. Câu 23: Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp làm cho A. quỹ thời gian lao động còn dư thừa nhiều, nhất là nông thôn. B. tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng. C. mức sống của người dân thấp và chậm được nâng lên. D. quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Câu 24: Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh phụ thuộc chủ yếu vào A. tiến bộ khoa học công nghệ. B. cây trồng và vật nuôi. C. đất đai. D. lao động và thị trường. Câu 25: Để phòng chống bão hiệu quả, công tác quan trọng nhất là A. mọi lực lượng đều tham gia phòng chống bão. B. dự báo chính xác hướng di chuyển của bão. C. sơ tán dân, xây dựng công trình phòng hộ. D. kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn. Câu 26: “Sản phẩm” của ngành giao thông vận tải là A. phương tiện. B. sự vận chuyển. C. hàng hóa. D. hành khách. Câu 27: Vào mùa thu (cuối mà hạ), loại gió thống trị ở nước ta là A. gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam. C. Tín phong Nam bán cầu. D. Tín phong Bắc bán cầu. Câu 28: Vùng có sương muối nhiều nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Tây Nguyên. Câu 29: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở A. thềm lục địa. B. toàn bộ Biển Đông. C. vùng đặc quyền kinh tế. D. vùng tiếp giáp lãnh hải. Trang 3/6 - Mã đề thi 134
  4. Câu 30: Trong xu thế toàn cầu hóa, nguồn lực nào có vai trò định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia? A. Con người. B. Kinh tế, chính trị. C. Khoa học công nghệ. D. Vị trí địa lí. Câu 31: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô của Đông Trường Sơn và Tây Nguyên là do A. bức chắn địa hình và gió từ biển thổi vào. B. dãy núi Trường Sơn Nam và hoàn lưu gió mùa. C. bức chắn địa hình và hoàn lưu gió mùa. D. dãy núi Trường Sơn Nam và các hoàn lưu gió. Câu 32: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam vào lãnh thổ nước ta có nguồn gốc từ A. áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. B. áp cao cực đới Xibia. C. áp cao nhiệt đới vịnh Bengal. D. áp cao cận chí tuyến Bắc bán cầu. Câu 33: Đặc trưng thể hiện sự phân bố dân cư chưa hợp lí của nước ta là A. so sánh trong mối tương quan với tài nguyên và sự phát triển kinh tế. B. mật độ dân số nước ta không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. C. dân số phân bố không đều giữa thành thị với nông nông và các vùng. D. dân số quá đông ở đồng bằng và thưa thớt ở trung du miền núi. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tại sao các trạm khí tượng phía Nam biến trình nhiệt có 2 cực đại, còn các trạm phía Bắc chỉ có 1 cực đại? A. Do miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, miền Nam thì không. B. Do khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh dài hơn phía Bắc. C. Do miền Nam gần xích đạo hơn còn miền Bắc có mùa đông lạnh. D. Do miền Nam có gió mùa Tây Nam, miền Bắc có gió mùa Đông Bắc. Câu 35: Loại cây lương thực nào có biên độ sinh thái lớn nhất? A. Lúa gạo. B. Lúa mì. C. Khoai tây. D. Ngô. Câu 36: Trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp thể hiện ở A. cơ sở hạ tầng đô thị ở mức độ thấp. B. tỉ lệ dân thành thị thấp. C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm. D. mức sống dân cư đô thị thấp. Câu 37: Cho bảng số liệu sau: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2020 (Đơn vị:%) Vùng Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm Cả nước 2,48 2,52 Đồng bằng sông Hồng 2,05 1,36 Trung du miền núi Bắc Bộ 1,06 2,34 Duyên hải miền Trung 3,16 3,05 Tây Nguyên 1,66 5,20 Đông Nam Bộ 3,23 1,62 Đồng bằng sông Cửu Long 2,82 3,47 Theo bảng số liệu, để vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm các vùng nước ta năm 2020, loại biểu đồ nào chính xác? A. Cột đôi. B. Cột chồng. C. Cột chồng tỉ lệ. D. Kết hợp. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết khu vực nào có trữ lượng than lớn nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Bắc. C. Quảng Ninh. D. Tây Bắc. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết núi vòng cung có ở những đâu? A. Đông Bắc và Đông nam Bộ. B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. C. Đông Bắc và Tây Nguyên. D. Đông Bắc và cực Nam Trung Bộ. Trang 4/6 - Mã đề thi 134
  5. Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết vùng nào có diện tích đất xám phù sa cổ nhiều nhất nước ta? A. Rìa Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 41: Cho bảng số liệu sau: TỔNG GIÁ TRỊ VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2010 2015 2017 Tổng giá trị xuất 523,0 799,0 858,7 1462,2 1273,1 1369,8 nhập khẩu Cán cân xuất 52,2 87,2 99,7 77,4 - 23,5 27 nhập khẩu (Nguồn: FAOSTAT) Theo bảng số liệu, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 lần lượt là: A. 636,55 và 636,55 tỉ USD. B. 1272,1 và –23,5 tỉ USD. C. 624,8 và 648,3 tỉ USD. D. 648,3 và 624,8 tỉ USD. Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉ lệ dân thành thị từ năm 1960 đến năm 2007 tăng thêm bao nhiêu? A. 11,8%. B. 27,4%. C. 15,7%. D. 11,7%. Câu 43: Tây Bắc là nơi có nguy cơ xảy ra động đất cao nhất nước ta, là do A. chịu ảnh hưởng của vận động của Tân kiến tạo trên các móng nền cổ lâu đời. B. vận động tạo núi Alps – Himalaya đang vào chu kì mạnh lên trên lục địa. C. quá trình kiến tạo đang diễn ra mạnh cùng với hoạt động Karst trên đá vôi. D. nằm trên các đứt gãy sâu, ảnh hưởng của vận động tạo núi Alps – Himalaya. Câu 44: Cho biểu đồ về tỉ lệ lao động hoạt động kinh tế của nước ta: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. B. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. C. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. D. Quy mô và cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào có dân số đông nhất ở Tây Nguyên? A. Kinh. B. Gia Rai. C. Ê-đê. D. Chăm. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết những đô thị nào sau đây là đô thị loại 2? A. Biên Hòa, Thủ Dầu Một. B. Vinh, Bảo Lộc. C. Nha Trang, Thanh Hóa. D. Quy Nhơn, Huế. Câu 47: Cho bảng số liệu sau: Trang 5/6 - Mã đề thi 134
  6. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2020 Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Đồng bằng sông Hồng 21260,76 22920,2 Tây Nguyên 54508,26 5932,1 Theo bảng số liệu, mật dộ dân số của Đồng bằng sông Hồng năm 2020 gấp bao nhiêu lần Tây Nguyên? A. 969. B. 9,9. C. 969,2. D. 10. Câu 48: Màu đỏ của đất Feralit đỏ vàng của nước ta chủ yếu do A. tích tụ Fe2O3 và Al2O3. B. tích tụ Fe2O3. C. tích tụ cácba dơ dễ tan. D. tích tụ Al2O3. Câu 49: Cho biểu đồ các khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2017 (đơn vị%): Biểu đồ thể hiện nội dung gì? A. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2017. B. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2017. C. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2017. D. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2017. Câu 50: Bể trầm tích được xác định có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là A. Nam Côn Sơn. B. Cửu Long. C. Thổ Chu – Mã Lai. D. Trung Bộ. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 134