Đề kiểm tra thường xuyên học kỳ I môn Địa lí Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thường xuyên học kỳ I môn Địa lí Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_thuong_xuyen_hoc_ky_i_mon_dia_li_lop_10_sach_cha.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra thường xuyên học kỳ I môn Địa lí Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023
- KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: ĐỊA LÍ 10 (Đề thi có ___ trang) Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 1 Câu 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là A. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. B. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng. C. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật. D. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi. Câu 2. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do A. hoạt động gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. B. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt năm khác nhau theo mùa. C. sự phan bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. D. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Câu 3. Loại gió nào sao đây không phải là gió thường xuyên? A. Gió Đông cực. B. Gió Tây ôn đới. C. Gió mùa. D. Gió Mậu dịch. Câu 4. Độ muối nước biển lớn nhất ở vùng A. ôn đới. B. chí tuyến. C. xích đạo. D. cực. Câu 5. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở A. biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông, suối, hồ. B. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển. C. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương. D. sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương, hơi nước. Câu 6. Phát biểu nào sao đây không đúng với sự thay đổi của khí áp? A. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm. B. Độ cao càng tăng, khí áp giảm. C. Độ hanh khô tăng, khí áp giảm. D. Có nhiều hơi nước, khí áp giảm. Câu 7. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của A. lớp Man-ti trên. B. lớp vỏ Trái Đất. C. bức xạ mặt trời. D. bức xạ mặt đất. Câu 8. Phát biểu nào sao đây không đúng với vai trò, đặc điểm của khí quyển? A. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất. B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời. C. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật. D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn. Câu 9. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do A. sức hút của Mặt Trời. B. các loại gió thường xuyên. C. địa hình các vùng biển. D. sức hút của Mặt Trăng. Câu 10. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là A. giảm lưu lượng nước sông. B. điều hòa dòng chảy sông. C. điều hòa chế độ nước sông. D. làm giảm tốc độ dòng chảy. Câu 11. Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng là do có A. nhiều đỉnh núi cao. B. địa hình phức tạp. C. nhiều thung lũng. D. địa hình dốc. Câu 12. Dao động thủy triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm A. lệch nhau góc 45 độ. B. vuông góc với nhau. C. lệch nhau góc 60 độ. D. thẳng hàng với nhau. Câu 13. Nguyên nhân gây ra thủy triều là do A. hoạt động của các dòng biển lớn. B. hoạt động của núi lửa, động đất. C. sức hút của hành tinh ở thiên hà. D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. Mã đề 1 Trang 1/2
- Câu 14. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực. A. xích đạo. B. ôn đới. C. cực. D. chí tuyến. Câu 15. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? A. Chí tuyến, cực. B. Cực, xích đạo. C. Ôn đới, chí tuyến. D. Xích đạo, chí tuyến. Câu 16. Nguyên nhân sinh ra sóng thần chủ yếu là do A. động đất. B. núi lửa. C. bão. D. gió. Câu 17. Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là A. dải hội tụ nhiệt đới, các núi cao, gió Mậu dịch. B. dải hội tụ nhiệt đới, frông nóng, gió Mậu dịch. C. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển lạnh. D. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển nóng. Câu 18. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì A. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng càng đậm. B. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu. C. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. D. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng. Câu 19. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. địa hình. B. chế độ mưa. C. thực vật. D. nước ngầm. Câu 20. Nơi nào sao đây có mưa ít? A. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới. B. Nơi có dòng biển nóng đi qua. C. Nơi có frông hoạt động nhiều. D. Nơi có dòng biển lạnh đi qua. HẾT Mã đề 1 Trang 2/2