Đề kiểm tra học kỳ I – Sinh 6 - Mã đề 101

doc 2 trang hoaithuong97 6370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Sinh 6 - Mã đề 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_sinh_6_ma_de_101.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I – Sinh 6 - Mã đề 101

  1. Mã đề 101 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – SINH 6 TRƯỜNG THCS Năm học 2020-2021 TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian : 45 phút ĐỀ 1 Mã đề 101 I/TRẮC NGHIỆM (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c, d) đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Những cây cỏ dại rất khó triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức nào dưới đây? A. Bằng lá. B. Bằng thân rễ. C. Bằng hạt. D. Bằng thân bò. Câu 2.Nhóm cây nào sau đây được nhân giống bằng cách giâm cành? A. Cây đinh lăng, cây sống đời, cây bưởi. B. Cây khoai mì, cây cỏ voi, cây xoài. C. Cây khoai lang, cây cỏ voi, cây đinh lăng. D. Cây gừng, cây khoai tây, cây chanh. Câu 3. Các cây sau, cây nào thuộc nhóm cây có hoa? A. Cây rau bợ. B. Cây khế. C. Cây rêu. D. Cây dương xỉ. Câu 4.Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây? A. Ít khí cacbonic. B. Thiếu chất dinh dưỡng. C. Ánh sáng vừa đủ. D. Thừa khí ôxi . Câu 5. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây lâu năm? A. Cây mít, cây dứa, cây khoai lang. B. Cây cam, cây bơ, cây nhãn. C. Cây tre, cây cà, cây cải. D. Cây ngô, cây ổi, cây dưa hấu. Câu 6. Vỏ của củ nào dưới đâychuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời? A. Sắn. B. Khoai tây. C. Khoai lang. D. Cà rốt. Câu 7. Lục lạp chứa trong bộ phận nào dưới đây của tế bào thực vật? A. Chất tế bào. B. Màng sinh chất. C. Vách tế bào. D. Nhân. Câu 8. Kính lúp có độ phóng đại bao nhiêu lần? A. 3-20 lần. B. 100-200 lần. . . C. 2-3 lần. D. 25-30 lần. Câu 9. Nhóm sinh vật nào sau đây là những cơ thể sống? A. Cây đa, viên phấn, cây khế. B. Ngọn nến, bút bi, cây lúa. C. Con mèo, cây thông, cây bắp. D. Con gà, cây đậu, cái bàn. Câu 10. Nhóm cây nào sau đây có dạng thân gỗ? A. Cây ớt, cây cà chua, cây lúa . B. Cây cau, cây lúa, cây cọ. C. Cây mít, cây bàng, cây hoa phượng. D. Cây dừa, cây ớt, cây lúa. Câu 11. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây thân cỏ? A. Ngô, cải, ớt, lúa. B. Cam, lúa, bưởi, sả. C. Dừa, cải, hành, cà chua. D. Nhãn, mồng tơi, sầu riêng, mía. Câu 12. Sự lớn lên và phân chia tế bào đối với sinh vật có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm cho sinh vật duy trì nòi giống. B. Làm cho sinh vật lớn lên. Trang 1/2
  2. Mã đề 101 C. Giúp sinh vật phát triển nhanh hơn. D. Giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển. II/TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 13. (1,0điểm) Nước rất cần cho cây nhưng mấy hôm rồi mưa lớn kéo dài, một số vùng ở quê em bị ngập úng nặng làm chết cây trồng trên cạn. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao?Ttheo em cần phải làm gì để cứu cây trồng? Câu 14. (1,5điểm) Để tìm hiểu vai trò của các bó mạch trong thân, bạn An ra vườn chọn cây bưởi và bóc môt khoanh vỏ trên thân cây. Sau một tháng thấy mép vỏ phía trên vết cắt phình to, mép vỏ phía dưới bình thường. Em hãy cho biết tại sao có hiện tượng trên và rút ra kết luận gì? Câu 15. (1,5điểm) Hầu hết trên thân, cành cây đều mang lá. Trong lá cây có hạt diệp lục và nhờ có ánh sáng mặt trời nên lá cây có khả năng quang hợp nhưng ở một số cây không có lá như : -Cây xương rồng lá biến thành gai, thân, cành đều có diệp lục. -Cây măng tây lá biến thành vảy nhỏ, cành màu xanh như lá. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết : a.Cây xương rồng, măng tây không có lá thì phần nào của cây sẽ đảm nhận chức năng quang hợp ? Vì sao phần đó có thể quang hợp được? b.Cây có lá khi quang hợp, lá sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ? Viết sơ đồ quang hợp? Câu 16. (1điểm) Vì sao buổi tối ngồi dưới tán cây xanh rậm rạp ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở ? Câu 17. (2điểm) Kể tên các loại rễ biến dạng và cho mỗi loại 3 ví dụ. Trang 2/2