Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề: 003 - Trường THPT Như Xuân

doc 4 trang Hùng Thuận 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề: 003 - Trường THPT Như Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_003_truong_th.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề: 003 - Trường THPT Như Xuân

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ XUÂN MÔN: SINH 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 003 (40 câu trắc nghiệm) (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên : Số báo danh: Câu 1: Cấu trúc của ATP gồm: A. 1 đường ribôzơ, 1 bazơ nitơ ađênin, 2 nhóm photphat. B. 1 đường ribôzơ, 1 bazơ nitơ ađênin, 3 nhóm photphat. C. 1 đường pentôzơ, 1 bazơ nitơ ađênin, 3 nhóm photphat D. 1 đường ribôzơ, 1 bazơ nitơ timin, 2 nhóm photphat. Câu 2: Tế bào hồng cầu và tế bào thực vật trong môi trường ưu trương có hiện tượng gì: A. Tế bào hồng cầu bị co, tế bào thực vật bị trương. B. Cả 2 tế bào đều bị co nguyên sinh. C. Cả 2 tế bào đều vỡ. D. Tế bào hồng cầu có thể bị vỡ, tế bào thực vật không vỡ. Câu 3: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim Trình tự các bước là A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1). C. (2) → (1) → (3). D. (1) → (3) → (2). Câu 4: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định (1) Tế bào đang sống hay đã chết (2) Kích thước của tế bào lớn hay bé (3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu (4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể Phương án đúng trong các phương án trên là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 5: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì A. nó dễ dàng được tổng hợp từ môi trường ngoài cơ thể. B. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng. C. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. D. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ. Câu 6: Nếu cơ chất là Saccarôzơ thì enzim đặc hiệu có tên là A. Saccaraza. B. Lipaza. C. Nucleaza. D. Proteaza. Câu 7: Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 0oC tế bào sẽ bị chết? A. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng hóa sinh trong tế bào không thực hiện được. B. Nước trong tế bào đóng băng nên giảm thể tích làm phá hủy cấu trúc tế bào. C. Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường không thực hiện được. D. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với các phân tử khác. Câu 8: Chất xúc tác sinh học có tên gọi là A. Protein B. Vitamin. C. Enzim. D. lipit. Câu 9: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường A. đẳng trương. B. bão hoà. C. ưu trương. D. nhược trương. Trang 1/4 - Mã đề thi 003
  2. Câu 10: Khi ngâm rau sống trong nước muối, tế bào rau có hiện tượng gì? A. Phản co nguyên sinh. B. Co chất nguyên sinh. C. Không có hiện tượng. D. Ban đầu tế bào rau co nguyên sinh sau đó sẽ phản co nguyên sinh. Câu 11: Đồng hoá là A. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn17 B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. D. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. Câu 12: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động (1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể (2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào (3) Vận chuyển các chất qua màng (4) Sinh công cơ học Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 13: Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường A. cả xuất bào và nhập bào. B. thẩm thấu. C. khuếch tán. D. xuất bào. Câu 14: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch A. saccrôzơ nhược trương. B. urê nhược trương. C. urê ưu trương. D. saccrôzơ ưu trương. Câu 15: Quan sát hình ảnh về tế bào (a) dưới đây : Nhận xét đúng về hình ảnh trên là A. Tế bào (a) là tế bào động vật, đang co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường ưu trương B. Tế bào (a) là tế bào thực vật, đang phản co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường nhược trương C. Tế bào (a) là tế bào thực vật, đang co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường ưu trương D. Tế bào (a) là tế bào thực vật, đang phản co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường ưu trương Câu 16: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế A. thẩm thấu. B. vận chuyển chủ động. C. thẩm tách. D. vận chuyển thụ động. Câu 17: Trong cấu trúc của enzim, nơi cơ chất liên kết đặc hiệu với enzim gọi là A. Trung tâm cấu tạo. B. Trung tâm hoạt động. C. Trung tâm kết nối. D. Trung tâm liên kết. Câu 18: ATP là tên viết tắt của A. Ađênôzin- đi-photphat. B. Ađênin-tri nuclêôtit. C. Ađênin- tri nuclêôxôm. D. Ađênôzin- tri- photphat. Câu 19: Chất được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào là A. GTP B. TTP C. XTP D. ATP Câu 20: Tại sao ăn thịt bò khô với gỏi đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn khi ăn thịt bò riêng? A. Vì trong đu đủ có nhiều chất béo dễ tiêu hóa thịt bò. Trang 2/4 - Mã đề thi 003
  3. B. Vì trong đu đủ không có enzin tiêu hóa thịt bò. C. Trong đu đủ có nhiều vitamin kích thích tiêu hóa thịt bò. D. Trong đu đủ có enzim Papain có khả năng phân hủy prôtêin, dễ tiên hóa. Câu 21: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ A. làm cho cây héo và chết. B. cây sinh trưởng phát triển bình thường. C. làm cho cây chậm phát triển. D. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. Câu 22: Cho các cấu trúc sau: lục lạp, ti thể, ribôxôm, nhân, trung thể, lizôxôm, thành tế bào. Những cấu trúc có mặt trong tế baò thực vật là: A. lục lạp, ti thể, ribôxôm, nhân, lizôxôm. B. lục lạp, ti thể, ribôxôm, nhân, thành tế bào. C. nhân, trung thể, lizôxôm, thành tế bào. D. lục lạp, ti thể, ribôxôm, lizôxôm, thành tế bào. Câu 23: Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ. B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. C. Hoạt tính của enzim phụ thuộc vào độ pH. D. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim. Câu 24: Màng sinh chất cấu tạo gồm các thành phần: A. lớp kép photpholipit, các phân tử prôtêin, xenlulôzơ, H2O. B. lớp kép photpholipit, các phân tử prôtêin, cholesterôn, saccarôzơ. C. lớp kép photpholipit, các phân tử prôtêin, cholesterôn, gai glicôprôtêin. D. lớp kép photpholipit, H2O, cholesterôn, gai glicôprôtêin. Câu 25: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là A. Tế bào hồng cầu nhỏ đi. B. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ. C. Tế bào hồng cầu không thay đổi. D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại. Câu 26: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho A. làm cho cây chậm phát triển. B. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. C. làm cho cây không thể phát triển được. D. làm cho cây héo , chết. Câu 27: Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau, các tế bào trong cơ thể dựa vào A. Trạng thái hoạt động của tế bào. B. Màu sắc của tế bào. C. Hình dạng và kích thước của tế bào. D. Các dấu chuẩn “glicoprotein” có trên màng tế bào. Câu 28: Tế bào bạch cầu nuốt tế bào vi khuẩn bằng cách nào sau đây? A. Thực bào. B. Vận chuyển thụ động. C. Ẩm bào. D. Vận chuyển chủ động. Câu 29: Nhân tế bào của tế bào nhân thực có chức năng quan trọng gì? A. Nhân chứa nhiều bào quan của tế bào . B. Lưu giữ thông tin di truyền của loài. C. Giải độc cho tế bào. D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng. Câu 30: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất. B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. C. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng. D. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit. Câu 31: Cấu trúc màng răng lược có mặt ở bào quan nào? A. Riboxom. B. Lục lập. C. Ti thể. D. Lưới nội chất. Câu 32: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan A. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. B. Luôn ổn định. C. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. D. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào. Câu 33: Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là Trang 3/4 - Mã đề thi 003
  4. A. hóa năng. B. điện năng. C. cơ năng. D. nhiệt năng. Câu 34: Loại tế bào nào không có khả năng quang hợp? A. tế bào lá cây. B. tế bào trùng trùng roi. C. tế bào biểu bì rễ cây. D. tế bào vi khuẩn lam. Câu 35: Trong phân tử enzim có khoảng (1) liên kết với cơ chất được gọi là (2) . Vậy (1) và (2) lần lượt là A. không gian đặc biệt, trung tâm hoạt động. B. trung tâm hoạt động, không gian cấu trúc. C. không gian bình thường, trung tâm hoạt động. D. chất hoạt hóa, trung tâm hoạt động. Câu 36: Nguyên nhân nào chủ yếu gây ra rối loạn tiêu hóa ở nhiều người? A. Thói quen ăn nhiều thức ăn cùng một loại làm dư thừa thức ăn. B. Chất dinh dưỡng trong thức ăn không được phân giải, bị tích lũy lại gây độc hại cho tế bào. C. Do ăn ít loại thức ăn cơ thể không đủ chất để tiêu hóa. D. Do thức ăn không đủ dinh dưỡng. Câu 37: Phản ứng nào dưới đây là quá trình đồng hóa? A. Sacazôzơ + H2O + amilaza –> glucôzơ + H2O. B. Tinh bột + H2O + amilaza – glucôzơ + H2O. C. C6H12O6 + O2 – CO2 + H2O. D. CO2 + H2O – C6H12O6 + O2. Câu 38: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm cho rau tươi trở lại. nguyên nhân là vì A. Nước thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên. B. Nước đã làm mát các tế bào rau nên các cọng rau đều xanh tươi trở lại. C. Được tưới nước nên các tế bào rau đã sống trở lại. D. Có nước làm cho rau tiến hành quang hợp nên đã xạnh tươi trở lại. Câu 39: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất A. từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, cần tiêu tốn năng lượng. B. từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, không cần tiêu tốn năng lượng. C. từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao, không cần tiêu tốn năng lượng. D. từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao, cần tiêu tốn năng lượng. Câu 40: Vận chuyển chủ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất A. từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và tiêu tốn năng lượng. B. từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và không tiêu tốn năng lượng. C. từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng. D. từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 003