Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tam Hiệp - Mã đề thi 101
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tam Hiệp - Mã đề thi 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_2_mon_lich_su_10_sach_chan_troi_sang_tao.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tam Hiệp - Mã đề thi 101
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TAM HIỆP MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (28 câu trắc nghiệm 2 câu tự luận) Mã đề thi 101 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) I. Phần trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là A. cách mạng kĩ thuật. B. cách mạng 4.0. C. cách mạng công nghiệp nhẹ. D. cách mạng kĩ thuật số. Câu 2. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là A. cách mạng kĩ thuật số. B. cách mạng kĩ thuật. C. cách mạng 4.0. D. cách mạng công nghệ. Câu 3. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là A. vệ tinh nhân tạo. B. mạng kết nối Internet có dây. C. mạng kết nối Internet không dây. D. máy tính điện tử. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa? A. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa. B. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ. C. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh. D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Câu 5. Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là A. hình thành bên lưu vực của các con sông lớn. B. chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. C. lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính. D. có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài. Câu 6. Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì? A. Chịu nhiệt độ cao hơn. B. Tiết kiệm nhân lực và chi phí. C. Sản phẩm đẹp và bền hơn. D. Giá thành cạnh tranh. Câu 7. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Trung bộ ngày nay. C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa. C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội. D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm. Câu 9. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Nam bộ. B. Trung và Nam Trung bộ. C. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước. Câu 10. Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á sử dụng A. chữ Nôm. B. chữ viết cổ của Ấn Độ. C. chữ Chăm cổ. D. chữ Khơ-me cổ. Câu 11. Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào? A. Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Cam-pu-chia. D. Ma-lai-xi-a. Câu 12. Những tác phẩm điêu khắc nào sau đây không mang tính chất tôn giáo? A. phù điêu. B. tượng Phật. C. chạm nổi hình rồng. D. tượng thần. Câu 13. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức theo 3 cấp từ trên xuống đứng đầu lần lượt là A. Vua – Qúy tộc, vương hầu – Bồ chính. B. Vua –Quan văn, quan võ – Lạc dân. C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng. D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính. Câu 14. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh A. Phù Nam. B. Trống đồng. C. Sa Huỳnh. D. Sông Hồng. Câu 15. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác đồng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Tượng phật Đồng Dương. B. Phù điêu Khương Mỹ. C. Tiền đồng Óc Eo. D. Trống đồng Đông Sơn. Mã đề 101 Trang 1/3
- Câu 16. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. nông nghiệp lúa nước. B. săn bắn, hái lượm. C. thủ công nghiệp. D. thương nghiệp. Câu 17. Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn A. thế kỉ XIX đến nay. B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV. C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. Câu 18. Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc? A. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống. C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh D. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo. Câu 19. Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại? A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người. B. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. Thể hiện đời sống vật chất, tinh thần. D. Ca ngợi đất nước, sự tiến bộ của kĩ thuật. Câu 20. Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên nền văn hóa A. văn hóa Sa Huỳnh. B. văn hóa Đông Sơn. C. văn hóa Đồng Nai. D. văn hóa Óc Eo. Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc? A. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. B. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. C. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước. D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. Câu 22. Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa? A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. C. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. D. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. Câu 23. Nhận xét nào dưới là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc. B. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc. C. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới. D. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Câu 24. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Trí tuệ nhân tạo (AI). B. Máy tính. C. Mạng Internet không dây. D. Chinh phục vũ trụ. Câu 25. Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Chùa Vàng (Mi-an-ma). C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Kinh thành Huế (Việt Nam). Câu 26. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là A. Asimo. B. Xô phia. C. Paro. D. Robear. Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa? A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. B. Có đời sống vật chất và tinh thần phong phú. C. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. D. Có nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp phát triển. Câu 28. Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây? A. Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật. B. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước. C. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo. D. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp. II. Phần tự luận: (3 điểm) Mã đề 101 Trang 2/3
- Câu 1: ( 2 điểm) Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á còn có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể. Câu 2: ( 1 điểm) Những thành tựu của hai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động như thế nào đến cuộc sống và học tập của em? Hãy nêu ví dụ cụ thể để chứng minh HẾT Mã đề 101 Trang 3/3