Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10 (Cánh diều)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_10_canh_dieu.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10 (Cánh diều)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1- LỚP 10 III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : trắc nghiệm và tự luận. - Ma trận: Làm theo hướng dẫn tài liệu đánh giá kiểm tra học sinh có sẵn ma trận của Bộ GD về môn Lịch sử. 40% trắc nghiệm- câu hỏi nhận biết - 60% câu hỏi tự luận: câu hỏi thông hiểu: 40%. Câu hỏi vận dụng thấp: 10%. Câu hỏi vận dụng cao=10% Câu hỏi. Phần 1: trắc nghiệm- 4 điểm.( 16 câu). Câu 1: Hiện thực lịch sử không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Diễn ra trong quá khứ B. Tồn tại khách quan. C. Ý muốn chủ quan của con người D. Hoàn ảnh lịch sử và nhận thức lịch sử. Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì? A. Là những mô tả của con người về quá khứ B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử C. Được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau D. Là những lễ hội lịch sử văn hoá được phục dựng Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử? A. Tiến bộ B. Vì người lao động C. Trung thực D. Khách quan Câu 4: Hiện thực lịch sử là gì? A. Là những gì diễn ra trong quá khứ B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người C. Là tất cảnhững gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được D. Là khao học tìm hiểu về quá khứ Câu 5: Vua ở Ai Cập được gọi là gì? A. Pha-ra-on. B. En-xi. C. Thiên tử D. Thần thánh dưới trần gian. Câu 6: Ngày nay, con người mới hiểu biết phần nào về lịch sử thế giới cổ đại nhờ vào: A. Công trình kiến trúc B. Các tài liệu lưu trữ C. Chữ viết D. Truyền thuyết Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo? A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng. B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh Câu 8. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ là A. Chùa B. Chùa hang C. Tượng Phật D. Đền. Câu 9. Yếu tố nào là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý di sản của mỗi quốc gia? A. Bảo vệ, bảo quản tu bổ, phục hồi di sản. B. Đảm bảo tính nguyên trạng di tích lịch sử. C. Đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn D. Tính giá trị nổi bật của di sản, di tích. Câu 10. Công tác bảo tồn di sản dựa trên cơ sở nào? A. Cứ liệu, tính giá trị
- B. Phương pháp khoa học C. Cứ liệu và phương pháp khoa học D. Yếu tố gốc của di sản Câu 11. Di sản văn hóa gồm yếu tố nào? A. Di sản phi vật thể, di sản vật thể B. Di tích lịch sử C. Công nghiệp văn hóa D. Di sản thiên nhiên Câu 12. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? A. Sử học. B. Khảo cổ học. C. Việt Nam học. D. Cơ sở văn hóa. Câu 13. Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ. Câu 14. Sử học là khoa học nghiên cứu về: A. Quá khứ, hiện tại, tương lai của loài người. B. Quá khứ của loài người. C. Toàn bộ quá khứ của loài người D. Sự kiện diễn ra trong quá khứ. Câu 15. Du lịch văn hóa là một trong những ngành thuộc: A. Di sản văn hóa B. Di tích lịch sử C. Công nghiệp văn hóa D. Danh lam thắng cảnh. Câu 16. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được điều gì? A. Thành tựu văn minh của nhân loại. B. Quá trình hình thành và phát triển lịch sử văn hóa con người. C. Quá khứ, hiện tại, tương lai của loài người. D. Thành tựu vĩ đại của nhân loại trong thời kỳ cổ, trung đại. Câu 28. Di sản văn hóa gồm yếu tố nào? A. Di sản phi vật thể, di sản vật thể B. Di tích lịch sử C. Công nghiệp văn hóa D. Di sản thiên nhiên Phần 2: Tự luận-6 điểm. Câu 1: Thế nào là văn hóa? Văn minh? So sánh điểm giống nhau và khác nhau?( 2,5 điểm) Câu 2: Nêu thành tựu tiêu biểu của nền văn minh cổ đại Ấn Độ?( 2,5 điểm). Câu 3: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?( 1 điểm) Đáp án: Câu 1: - Khái niệm văn minh:(0, 5 điểm) + Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man. + Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người. - Khái niệm văn hóa(0,5 điểm) Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hoá tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội
- - Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.(0,5 điểm) - Khác nhau: .(1 điểm) + Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay(0,50 + Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.(0,5) Câu 2 Thành tựu tiêu biểu Tư tưởng, Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Balamon, tôn giáo về sau là đạo Hinđu và đạo Phật 0, 5 điểm + Đạo Balamôn: ra đời vào những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN, là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama – thần sáng tạo thế giới. Đây là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ về xã hội. + Đến khoảng thế kỉ VIII, IX đạo Balamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ Từ đó, đạo Balamon được gọi là đạo Hinđu hay là Ấn Độ giáo. + Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN do Thích ca Mâu ni sáng lập nhằm nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ. Đạo Phật đã nêu ra “tứ diệu đế”: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, bình đẳng, bác ái, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp Ấn Độ và sang các nước châu Á khác - Đạo Hồi: Xuất hiện vương triều Đê li Chữ viết Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi (được dùng viết trong kinh thánh đạo Bàlamôn), được dùng để khắc trên cột đá A-sô-ca, rồi sáng tạo thành hệ thống chữ Phạn được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. 0, 5 điểm Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ Văn học - Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Veda và sử thi. 0, 5 điểm - Ở giai đoạn sau, đặc trưng chung của nền thi ca Ấn Độ là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú: Sơ-kun-tơ-la Kiến trúc Thời cổ trung đại, Ấn Độ có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm nhiều và điêu mặt. Nổi bật nhất là các ngành kiến trúc, điêu khắc: chùa Hang, tượng Phật, cột A-sô- khắc ca, lăng A-cơ-ba chùa Hang, Lăng Ta giơ ma han, cung điện Hồ giáo.
- 0, 5 điểm Khoa học- Về Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới. kĩ thuật Đến thế kỉ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số pi là 3,1416 0, 5 điểm - Vâth lý và Hóa học: nêu ra được thuýet nguyên tử, khẳng định được lực hấp dẫn của trái đất. - Về y dược: : Ấn Độ cổ dại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn rất nhiều so với các nước khác. Các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai. Nổi tiếng có thầy thuốc: Xusruta, Saraca Câu 3: + Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.(0,25điểm) + Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm (0,25 điểm) + Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng từ đó có thể hội nhập thành công.(0,25điểm) + Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch, Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị(0,25 điểm). KIỂM TRA CUỐI KH I I . MỤC TIÊU . 1. Kiến thức : - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức đã học. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 2. Năng lực: - Rèn luyện cho HS các kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện
- - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện lịch sử; năng lực tư duy logic Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử. 3. Phẩm chất: - Có nhận thức và đánh giá đúng về các vấn đề lịch sử. - Học tập chăm chỉ, sáng tạo trong lao động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - Bộ câu hỏi GV. Tư liệu lịch liên quan. III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : trắc nghiệm và tự luận. - Ma trận: Làm theo hướng dẫn tài liệu đánh giá kiểm tra học sinh có sẵn ma trận của Bộ GD về môn Lịch sử. Trắc nghiệm =40%- Nhận biết 60% tự luận. 40% thông hiểu. 10% vận dụng thấp. 10% vận dụng cao. Câu hỏi. Phần 1: trắc nghiệm- 4 điểm.( 16 câu). Câu 1: Vua ở Ai Cập được gọi là gì? A. Pha-ra-on. B. En-xi. C. Thiên tử D. Thần thánh dưới trần gian. Câu 2: Ngày nay, con người mới hiểu biết phần nào về lịch sử thế giới cổ đại nhờ vào: A. Công trình kiến trúc B. Các tài liệu lưu trữ C. Chữ viết D. Truyền thuyết Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo? A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng. B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh Câu 5. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ là A. Chùa B. Chùa hang C. Tượng Phật D. Đền Câu 6. Địa hình chủ yếu của Hy Lạp thời cổ đại là A. đồi núi, đất đai khô cằn. B. ven biển bằng phẳng. C. các cao nguyên bằng phẳng. D. ven các con sông lớn được phù sa bồi đắp. Câu 7 Khu vực nào dưới đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ? A. Nam Á. B. Trung Á. C. Đông Nam Á. D. Đông Bắc Á. Câu 8. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, là thời kì A. hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. B. hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á. C. phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. D. phát triển của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á. Câu 9. Về chữ viết, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã sáng tạo ra A. chữ La-tinh. B. chữ La Mã. C. hệ thống chữ viết gồm 20 chữ cái. D. hệ thống chữ số.
- Câu 10. “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là A. Hy Lạp B. I-ta-li-a. C. Anh. D. Pháp. Câu 11. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng? A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân. C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc. D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản Câu 12. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử? A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin. B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế. C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy. D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. Câu 13. Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì? A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản. C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp. D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên. Câu 14. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc A. kiểm kê định kì. B. bảo tồn. C. xây dựng, khai thác, D. trùng tu, làm mới. Câu 15 . Chữ Phạn là chữ viết của nước nào? A. Ấn Độ. B.Trung Quốc. C. Ai Cập D. Hi Lạp Câu 16. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng? A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch. B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống. D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản PHẦN II. TỰ LUẬN (6.0 ĐIỂM). Câu 1 ( 2 điểm): Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai? Câu 2( 1 điểm): Phân tíchh ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông đối với Việt Nam như thế nào? Câu 3( 3 điêm) Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và ý nghĩa của những thành tựu đó. Đáp án: Câu 1: Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. a. ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế( 1 điểm): + Những phát minh về kỹ thuật làm thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng xuất lao động. + Cách mạng công nghiệp đa làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện như Man- chét-xtơ, Pa ri, Béc –lin. + Mở ra quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp. Phat triển thông tin lien lạc, giao thông vận tải.
- b. Tác động về mặt xã hội , Văn hóa.(0,5 diểm) * Về xã hội: + Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp. * Về văn hóa.(0,5 điểm). + Đời sống tinh thần nâng cao, các yêu cầu giải trí ra đời như điện ảnh, ra đi ô + Tạo ra sự giao lưu văn hóa các nước, các châu lục. Câu 2: + Trung Quốc: tiếp nhận chọn lọc như chữ viết, tư tưởng tôn giáo: nho giáo, thơ ca như thư đường, văn học chữ hán.(0,25 điểm) + Người Ấn Độ đã truyền bá ra bên ngoài: Trung Quốc, Đông Nam Á-Việt Nam - Tôn giáo: Đạo Hin đu, Phật giáo. Chữ viết: chữ phạn(0, 25 điểm) - Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây: Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.(0, 25 điểm). - Việt Nam tiếp thu chọn lọc, giữ gìn bản sắc văn hóa đậm đà tính dân tộc(0,25 điểm). Câu 3( 3 điêm) Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và ý nghĩa của những thành tựu đó. Một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã( 2 điểm). Mỗi thành tựu 0,5 điểm. Chữ viết: Người Hy Lạp xây dựng bảng chữ cái ghi âm từ thế kỉ IX - VIII TCN. Đến khoáng thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái. Người La Mã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng chữ La-tinh. Đến nay, chữ La-tinh là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Văn học: Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã đã đặt nền móng cho văn học phương Tây. Các tác phẩm không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của 2 nền văn minh này. Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại. Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa: Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, Đền thờ thần Dớt, Các tác phẩm điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô. Khoa học kĩ thuật:Có nhiều hiểu biết về thiên viên: nhận ra Trái đất hình cầu, cho rằng Mặt trời và các thiên thể chuyển động quanh Trái đất; Biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt trời. Các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét, ) đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê. Sử học Hy Lạp được hình thành từ TK V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-dốt. Sử học La Mã kế thừa và phát huy truyền thống Hy Lạp với nhiều nhà sử học xuất sắc như Pô-li-bi-út, Chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá, Tư tưởng: Hy Lạp - La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây thời cận và hiện đại. Tôn giáo:
- Người Hy Lạp - La Mã thờ đa thần. Thường xuyên hiến tế, cầu nguyện, tổ chức lễ hội để tôn vinh các vị thần. - Tôn giáo Hy Lạp - La Mã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa phương Tây sau này. - Thể thao: Nhiều sự kiện thể thao cổ đại là cơ sở, nền tảng cho nhân loại ngày nay. - Ý nghĩa của các thành tựu đó:(0,5) Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.