Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10

pdf 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_10.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10

  1. Câu 1. Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người là A. công xã nông thôn. B. công xã thị tộc. C. bộ lạc. D. bầy người nguyên thủy. Câu 2. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến xã hội có giai cấp xuất hiện là do A. gia đình phụ hệ xuất hiện. B. tư hữu xuất hiện. C. sản phẩm thừa thường xuyên. D. công cụ kim loại xuất hiện. Câu 3. Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu? A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết. B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên. C. Do di truyền. D. Điều kiện sống và hiểu biết của con người khác nhau. Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của hợp quần xã hội đầu tiên của con người? A. Có người đứng đầu. B. Có phân công lao động giữa nam và nữ. C. Có sự phân hóa giàu nghèo. D. Sống quây quần trong các hang động, mái đá, túp lều. Câu 5. Ở khu vực nào trên thế giới, con người biết chế tạo đồ sắt sớm nhất? A. Tây Á và Nam Âu. B. Trung Quốc, Việt Nam. C. Đông Phi và Bắc Á D. Đông Nam Á. Câu 6. Kiến trúc nào sau đây là thành tựu của văn hóa Hi Lạp - Rô ma cổ đại? A.Vườn treo Babilon. B. Đền Pác-tê-nông. C. Vạn lí trường thành. D. Kim tự tháp. Câu 7. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại? A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội. B. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. C. Được coi là “công cụ biết nói”. D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Câu 8. Thể chế dân chủ cổ đại ở phương Tây được biểu hiện ở chỗ A. mọi người dân được đối xử bình đẳng. B. các cơ quan nhà nước đều do Đại hội công dân bầu và cử ra. C. mọi người trong xã hội đều có quyền tham gia bầu cử các cơ quan nhà nước. D. mọi người được tự do góp ý kiến và biểu quyết các việc lớn của cả nước. Câu 9: Nguyên liệu kim khí nào được người nguyên thủy sử dụng sớm nhất? A. Đồng thau B. Đồng đen C. Sắt D. Đồng đỏ Câu 10: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào? A. từ khoảng thiên nhiên kỉ V – IV TCN. B. từ khoảng thiên nhiên kỉ IV – III TCN. C. từ khoảng thiên nhiên kỉ III – II TCN. D. từ khoảng thiên nhiên kỉ II – I TCN. Câu 11: Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là A. nhà Tần. B. nhà Hán. C. nhà Thương. D. nhà Hạ. Câu 12: Bộ phận quan trọng nhất của thị quốc Địa Trung Hải là A. đền thờ. B. bến cảng. C. ruộng đất trồng trọt xung quanh thành thị. D. sân vận động. Câu 13: Sự giàu có của Hi Lạp cổ đại là dựa trên A. kinh tế công thương nghiệp và sử dụng lao động nô lệ.
  2. B. sự bóc lột đối với nông dân công xã. C. sự bóc lột đối với thợ thủ công, thương nhân. D. nền kinh tế công thương nghiệp phát triển. Câu 14: Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Tần sụp đổ do ai lãnh đạo? A. Lưu Bang B. Lý Tự Thành C. Trần Thắng, Ngô Quảng D. Chu Nguyên Chương Câu 15: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời A. nhà Thanh. B. nhà Minh. C. nhà Đường. D. nhà Tần. Câu 16:Tư Mã Thiên là người đặt nền móng cho ngành khoa học nào ở Trung Quốc? A. Thiên Văn học. B. Sử học. C. Triết học. D. Địa lí Câu 17: Đặc điểm chung trong chính sách đối ngoại của các vương triều ở Trung Quốc thời phong kiến là A. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. B. giúp đỡ các nước láng giềng phát triển. C. thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. D. xâm lược mở rộng lãnh thổ. Câu 18. Dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc, nông dân bị phân hóa thành A. địa chủ, nông dân công xã và nông dân lĩnh canh B. địa chủ và nông dân lĩnh canh C. địa chủ, nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh D. địa chủ và nông dân công xã Câu 19. Điểm giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Tần và nhà Hán là A. chia đất nước thành trung ương và địa phương B. chia đất nước thành các châu C. chia đất nước theo bộ máy cai trị D. chia đất nước thành quận, huyện Câu 20. Thời kì nhà Đông Hán mở rộng xâm lược ta, gặp phải cuộc khởi nghĩa nào của quân dân ta ? A. Khởi nghĩa Lý Bí B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng C. Khởi nghĩa Lam Sơn D. Khởi nghĩa Bà Triệu Câu 21: Ý nào đúng nhất sau đây khi nói về vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc? A. Thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ, xác lập chế độ phong kiến. B. Thành lập được vương triều nhà Tần, đưa Tần Thủy Hoàng lên ngôi Hoàng đế. C. Xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc, lập nên triều đại nhà Tần. D. Thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ. Câu 22: Quyền lực xã hội ở các thị quốc Địa Trung Hải nằm trong thành phần nào? A. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn B. Vua chuyên chế C. Quý tộc phong kiến D. Các vị bô lão trong thị tộc Câu 23. Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo Hin đu. D. Đạo Bà la môn. Câu 24. Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần như thế nào ? A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh C. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân tự canh
  3. D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân công xã Câu 25. Thời kì xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào? A.Thời cổ đại. B. Thời nguyên thủy. C. Thời đá mới. D. Thời kim khí. Câu 26. Đâu không phải là phát minh của Người tối cổ? A. Biết chế tạo ra cung tên để săn bắn. B. Ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa. C. Ghè một mặt của mảnh đá cho sắc nhọn. D. Biết dựng lều bằng cành cây hay da thú. Câu 27. Đâu không phải là sự thay đổi của xã hội khi tư hữu bắt đầu xuất hiện? A. Sự hợp tác của mọi người trong lao động. B. Xuất hiện sự phân chia giàu nghèo. C. Quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ. D. Con cái bắt đầu lấy theo họ cha. Câu 28. Cư dân văn hóa nào ở Việt Nam là những người mở đầu thời đại đồng thau? A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên. B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh. C. Cư dân văn hóa Đồng Nai. D. Cư dân văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn. Câu 29. Thành tựu nào của văn hóa cổ đại phương Đông thể hiện kỳ tích lao động và tài năng sáng tạo của con người? A. Thiên văn học. B. Toán học. C. Lịch. D. Kiến trúc. Câu 30: Nguyên nhân nào sau đây không phải dẫn đến sự ra đời của Thị quốc Địa Trung Hải thời cổ đại A. Địa hình chia cắt, đất đai phân tán nhỏ. B. Dân cư tập trung rải rác, không tập trung. C. Dân cư sống bằng nghề buôn bán và thủ công. D. Nhà nước ra đời sớm ở Địa Trung Hải. Câu 31: Vì sao gọi là Thị quốc Địa Trung Hải? A. Do nhiều quốc gia có một thành thị. B. Do mỗi thành thị là một quốc gia. C. Do quốc gia có nhiều phụ nữ sống ở thành thị. D. Do mỗi thành thị có nhiều quốc gia. Câu 32: Đặc điểm nào không đúng khi so sánh về sự giống nhau trong việc phân chia giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây A. Giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị. B. Giai cấp thống trị nắm mọi quyền lực. C. Thành phần xuất thân của giai cấp thống trị. D. Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội. Câu 33: Triều đại nào ở Trung Quốc thời phong kiến quyết định bỏ chức Thừa Tướng, Thái úy? A. Nhà Minh. B. Nhà Đường. C. Nhà Thanh. D. Nhà Hán. Câu 34: Một trong những đặc điểm chung của các triều đại phong kiến Trung Quốc là: A. Cuối triều đại, mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc. B. Đầu triều đại, đều có các cuộc đấu tranh của nông dân. C. Giữa triều đại, xuất hiện tình trạng tham quan ô lại phổ biến.
  4. D. Cuối triều đại đều có kinh tế, xã hội phát triển. Câu 35: Tư tưởng, tôn giáo nào bị các triều đại phong kiến Phương Bắc tìm cách áp đặt, truyền bá vào Việt Nam? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 36: Một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần làm sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc là: A. Chiến tranh thuốc phiện. B. chính sách đàn áp nông dân. C. chính sách “ Bế quan tỏa cảng”. D. chính sách xâm lược ra bên ngoài. Câu 37: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào? A. Vua – tôi, cha – con, bạn bè. B. Vua – tôi, cha – con,chủ - tớ. C. Vua – tôi, mẹ chồng - nàng dâu. D. Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ Câu 38: Dựa vào nguồn tư liệu nào, các nhà văn Trung Quốc viết loại Tiểu thuyết chương hồi? A. Những sự tích lịch sử. B. Những chính sách cai trị của các hoàng đế. C. Những câu chuyện dân gian. D. Những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Câu 39: Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc dưới thời nhà Tống là: A. la bàn, kĩ thuật in, luyện kim, thuốc súng. B. la bàn, kĩ thuật in, đóng tàu, thuốc súng. C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. la bàn, kĩ thuật in, luyện kim, làm thủy tinh. Câu 40: Vào thời kì nào, Bắc Kinh, Nam Kinh trở thành trung tâm kinh tế- tài chính của Trung Quốc? A. Tống – Đường. B. Tần - Hán. C. Minh - Thanh. D. Nhà Thanh. HẾT 1. D 2. D 3. B 4. C 5. A 6. B 7. C 8. B 9. D 10. B 11. D 12. B 13. A 14. C 15. B 16. B 17. D 18. C 19. D 20. B 21. A 22. A 23. A 24. B 25. A 26. A 27. A 28. A 29. D 30. D 31. B 32. C 33. A 34. A 35. C 36. C 37. D 38. A 39. C 40. C