Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 01 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 4 trang Hùng Thuận 9880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 01 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_12_ma_de_01_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 01 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - ĐỊA LÍ 12 Họ và tên: Thời gian làm bài: 45 phút Lớp: Mã đề: 01 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? A. Tây Ninh.B. Tiền Giang.C. An Giang.D. Bình Dương. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Dầu Tiếng thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Thu Bồn. B. Đồng Nai.C. Cả. D. Mã. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống sông sau đây, hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất? A. Sông Mã. B. Sông Cả. C. Sông Thái Bình. D. Sông Thu Bồn. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có mưa nhiều từ tháng IX đến tháng XII? A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Thanh Hóa. D. Sa Pa. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Đông Bắc Bộ.B.Trung và Nam Bắc Bộ. C.Tây Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì có bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu Bắc Trung Bô ̣là A. tháng XI.B. tháng X.C. tháng IX.D. tháng VIII. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. Đông Triều. B. Ngân Sơn.C. Phu Luông. D. Bắc Sơn. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên có đỉnh cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là A. Kon Tum. B. Đắk Lắk. C. Mơ Nông. D. Lâm Viên. Câu 9: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền về kinh tế. D. thềm lục địa. Câu 10: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. thềm lục địa. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 11: Thảm thực vật ở nước ta đa dạng, bốn mùa xanh tốt là do A. nằm ở trong vùng nội chí tuyến.B. có tiếp giáp với đường Xích đạo. C. các khối khí di chuyển qua biển.D. tiếp giáp với Thái Bình Dương. Câu 12: Nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương - Địa Trung Hải và trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật nên A. khoáng sản và sinh vật đa dạng.B. nhiều sinh vật, có nền nhiệt cao. C. khoáng sản đa dạng, nhiều thiên tai.D. có lượng mưa lớn, nền nhiệt cao. Câu 13: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là A. xói mòn, rửa trôi. B. bồi tụ, mài mòn. C. xâm thực, bồi tụ. D. bồi tụ, xói mòn. Câu 14: Vùng núi có các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam điển hình là A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 15: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây. D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu. Câu 16: Đặc điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là A. có hệ thống đê sông và đê biển. B. do phù sa các sông lớn tạo nên. C. có nhiều sông ngòi, kênh rạch. D. bị thủy triều tác động rất mạnh. Câu 17: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là Trang 1/4 - Mã đề thi 01
  2. A. bị chia cắt do tác động của dòng chảy. B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan. D. độ cao khoảng từ 100m đến 200m. Câu 18: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do A. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp. B. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung. C. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông. D. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Câu 19: Về mùa khô, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn chủ yếu do A. địa hình thấp, bằng phẳng. B. có nhiều vùng trũng rộng lớn. C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. biển bao bọc ba phía của đồng bằng. Câu 20: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. B. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. C. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 21: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có đặc tính là A. độ mặn không lớn. B. có nhiều dòng hải lưu. C. nóng ẩm quanh năm. D. biển tương đối lớn. Câu 22: Nhờ tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự phân hóa đa dạng giữa các khu vực. B. Mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng. C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều. Câu 23: Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là có nhiều A. vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn. B. đảo ven bờ và quần đảo xa bờ. C. dạng địa hình khác nhau ở ven biển. D. đầm phá và các bãi cát phẳng. Câu 24: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát A. hướng các dòng sông. B. hướng các dãy núi. C. chế độ nhiệt. D. chế độ mưa. Câu 25: Gió mùa đông bắc gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây? A. Tam Điệp. B. Hoành Sơn. C. Bạch Mã. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 26: Mưa phùn vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thường diễn ra vào A. nửa đầu mùa đông. B. nửa sau mùa đông. C. nửa sau mùa xuân. D. nửa đầu mùa hạ. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Chế độ nước thay đổi theo mùa. C. Tổng lượng dòng chảy lớn. D. Xâm thực mạnh ở miền núi. Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự hình thành gió mùa ở Việt Nam? A. Sự chênh lệch khí áp giữa đất liền và biển. B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm. C. Sự tăng và hạ khí áp một cách đột ngột. D. sự chênh lệch nhiệt, ẩm giữa đất và biển. Câu 29: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào nước ta? A. Phía bắc giáp Trung Quốc. B. Các dãy núi chủ yếu có hướng tây bắc - đông nam. C. Nước ta có nhiều đồi núi. D. Hướng vòng cung của các dãy núi ở vùng Đông Bắc. Câu 30: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là A. đất xám bạc màu. B. đất mùn thô. C. đất phù sa. D. đất feralit. Câu 31: Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do nguyên nhân nào sau đây ? A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng. B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều đồi núi thấp. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. Trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Câu 32: Giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm gì nổi bật ? A. Giống nhau về mùa mưa. B. Đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô. C. Giống nhau về mùa khô. D. Đối lập nhau về mùa nóng và mùa lạnh. Câu 33: Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta là do tác động qua lại của A. Các vận động kiến tạo thông qua ngoại lực làm phá vỡ. B. Các vận động tạo núi do nội lực làm nâng cao địa hình. C. Nội lực và ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Nội lực và ngoại lực trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 34: Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng là do tác động kết hợp của A. vị trí địa lí, độ cao của địa hình, thảm thực vật và gió phơn. B. hướng của các dãy núi, tác động của các cơn bão, dòng biển. Trang 2/4 - Mã đề thi 01
  3. C. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hoạt động của gió mùa, địa hình. D. lượng bức xạ Mặt Trời, hoạt động gió mùa, độ cao địa hình. Câu 35. Hệ thống đảo cùng hoạt động của gió mùa làm cho Biển Đông có A. các dòng hải lưu đổi chiều theo mùa và khép kín. B. nguồn nhiệt ẩm rất dồi dào và thay đổi theo mùa. C. hệ sinh thái nhiệt đới giàu có và thay đổi theo mùa. D. khoáng sản giàu có và sinh vật vô cùng phong phú. Câu 36. Lượng mưa của Huế cao hơn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là do Huế chịu tác động của các nhân tố A. bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, gió tây nam. B. bão, áp thấp nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam. C. bão, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới. D. bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, dải hội tụ nhiệt đới. Câu 37: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018 Năm Mianma Malaysia Thái Lan Lào Diện tích (km2 ) 676.578 330.803 513.120 320.612 Dân số (triệu người) 60,0 30,8 68 9,5 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của các quốc gia năm 2018. A. Mianma cao hơn Malaysia.B. Thái Lan thấp hơn Malaysia. C. Lào cao hơn Thái Lan. D. Lào thấp hơn Mianma. Câu 38: Cho biểu đồ: SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐÃ ĐĂNG KÍ CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN NĂM 2005 VÀ 2019 Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi số lượng phương tiện đã đăng kí năm 2019 với năm 2005 của Ma-lai-xi-a và Thái Lan? A. Ma-lai-xi-a tăng nhiều hơn Thái Lan. B. Thái Lan tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a. D. Ma-lai-xi-a tăng gấp hai lần Thái Lan. Câu 39. Cho biểu đồ về tình hình xuất khẩu một số hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sự thay đổi giá trị xuất khẩu một số hàng hóa của nước ta. B. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng hóa của nước ta. Trang 3/4 - Mã đề thi 01
  4. C. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu một số hàng hóa của nước ta. D. Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu một số hàng hóa của nước ta. Câu 40. Cho bảng số liệu: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Từ 15 đến 24 tuổi Từ 25 đến 49 tuổi Từ 50 tuổi trở lên 2010 50392 9245 30939 10208 2017 54823 7581 32599 14643 Theo bảng số liệu trên, để thể hiện quy mô lực lượng lao động và cơ cấu của nó phân theo nhóm tuổi của nước ta năm 2010 và năm 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền.B. Tròn.C. Cột chồng.D. Kết hợp. HẾT Được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Trang 4/4 - Mã đề thi 01