Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng (Có đáp án)

doc 6 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3610
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_the_gioi.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng (Có đáp án)

  1. BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT, PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG Câu 1: Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất về A. xã hội loài người, được ghi chép lại thành hệ thống. B. khoa học, được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau. C. thế giới, được hình thành và phát triển trong lịch sử. D. thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Câu 2: Triết học có vai trò như thế nào đối với thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. A. Thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất. C. Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất. D. Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất Câu 3: Hệ thống các quan điểm chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó là nội dung của khái niệm A. Tâm lí học. B. Triết học. C. Lịch sử học. D. Xã hội học. Câu 4: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. B. Sự hình thành và phát triển của xã hội. C. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật? A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. B. Có thực mới vực được đạo; C. Có bột mới gột nên hồ. D. Trăm hay không bằng tay quen; Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật? A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. B. Có công mài sắt có ngày nên kim C. Nói có sách, mách có chứng. D. Trăm hay không bằng tay quen Câu 7: Quan niệm cho rằng thế giới vật chất tồn tại khác quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quan A. thần thoại. B. duy tâm. C. duy vật. D. tôn giáo. Câu 8: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. tôn giáo. B. thế giới quan. C. phương pháp luận. D. nhân sinh quan. Câu 9: Hình ảnh “Ông Bụt” trong các câu truyện cổ tích Việt Nam thể hiện thế giới quan nào trong Triết học? A. Thế giới quan thần thánh. B. Thế giới quan cổ đại. C. Thế giới quan thần thoại. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 10: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thuyết bất khả tri. B. Thuyết nhị nguyên luận. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 11: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ- bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây? A. Văn hóa. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Lịch sử. Câu 12: Quan niệm “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan? A. Duy vật. B. Biện chứng. C. Siêu hình. D. Duy tâm. Trang 1/6 - Mã đề thi DT
  2. Câu 13: Thế giới quan duy vật được thể hiện trong câu truyện cổ tích Việt Nam nào sau đây? A. Sự tích quả dưa hấu. B. Sự tích con muỗi. C. Sự tích đầm dạ trạch. D. Thần trụ trời. Câu 14: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật? A. Vật chất là cái quyết định ý thức. B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức. C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại khách quan. Câu 15: Quan điểm nào dưới đây phù hợp với thế giới quan duy tâm? A. Vật chất tồn tại khách quan. B. Vật chất là cái quyết định ý thức. C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức. Câu 16: Thế giới quan nào dưới đây là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội? A. Thế giới quan duy vật. B. Thế giới quan phiến diện. C. Thế giới quan siêu hình. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 17: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây? A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân. Câu 18: Nhận định nào sau đây thể hiện thế giới quan duy vật? A. Mọi sự vật, hiện tượng con người cảm giác được đều tồn tại. B. Không có cái gì mất đi, chúng tồn tại tuyệt đối. C. Con người là nhân tố tạo nên mọi vật. D. Các hạt điện tích là nhân tố tạo nên mọi vật. Câu 19: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ? A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân. Câu 20: Để nhận biết về thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm, người ta dựa trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa A. thế giới quan và phương pháp luận B. phủ định biện chứng và phủ biện siêu hình. C. vật chất và ý thức D. vận động và phát triển. Câu 21: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. B. Chỉ tồn tại ý thức. C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. D. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Câu 22: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung. A. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. B. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. C. Vấn đề cơ bản của Triết học. D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 23: Vấn đề cơ bản của Triết học là mối quan hệ giữa A. vật chất và ý thức. B. pháp luật và đạo đức. C. tư duy vả tinh thần. D. con người với con người. Câu 24: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng? A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Sông có khúc, người có lúc. C. Cha nào con nấy. D. Sống chết có mệnh. Câu 25: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng? Trang 2/6 - Mã đề thi DT
  3. A. An cư lạc nghiệp. B. Nước chảy đá mòn. C. Đánh bùn sang ao. D. Nhất nước nhì phân. Câu 26: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất giữa A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình. C. thế giới quan thuần túy và phương pháp luận siêu nhiên. D. thế giới quan khoa học và phương pháp luận toàn diện. Câu 27: Cách thức chung nhất để đạt mục đích đặt ra được gọi là gì? A. Phương tiện. B. Phương hướng. C. Công cụ. D. Phương pháp. Câu 28: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luận A. triết học. B. logic. C. biện chứng. D. lịch sử. Câu 29: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm của A. duy tâm. B. duy vật. C. siêu hình. D. biện chứng. Câu 30: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ? A. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH. B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả. C. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá D. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông Câu 31: Sau khi học xong tiết 1 môn GDCD, bạn A thốt lên "Thảo nào chị tớ nói: triết học là khoa học của mọi khoa học". Theo em, lời chị bạn A là nói đến nội dung nào của triết học? A. Vai trò. B. Nội dung. C. Ý nghĩa. D. Khái niệm. Câu 32: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào không có yếu tố biện chứng? A. Đánh bùn sang ao. B. Môi hở răng lạnh. C. Tre già măng mọc. D. An cư lạc nghiệp. Câu 33: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận siêu hình? A. Rút dây động rừng. B. Cha nào, con nấy. C. Tre già măng mọc. D. Môi hở răng lạnh. Câu 34: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. vận động. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển. Câu 35: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. phát triển. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển Câu 36: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. ràng buộc lẫn nhau. B. cô lập tĩnh tại C. đứng im bất biến. D. mãi mãi không biến đổi. Câu 37: Câu nói “ chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng là đề cập đến cách xem xét các sự vật và hiện theo theo phương pháp luận A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình. Câu 38: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận siêu hình là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. liên hệ với nhau B. gắn bó với nhau. C. ràng buộc lẫn nhau. D. đứng im, cô lập. Câu 39: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận siêu hình là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái Trang 3/6 - Mã đề thi DT
  4. A. phát triển B. phiến diện. C. Vận động. D. ràng buộc. Câu 40: Việc áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác đó là biểu hiện của cách xem xét các sự vật và hiện tượng theo phương pháp luận A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình. Câu 41: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới được gọi là A. nhân sinh quan. B. khoa học xã hội. C. phương pháp luận. D. thế giới quan. Câu 42: Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng A. trong trạng thái đứng im, cô lập. B. trong quá trình vận động không ngừng. C. trong sự ràng buộc lẫn nhau. D. trong trạng thái vận động, phát triển. Câu 43: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là A. những vấn đề khoa học xã hội B. những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại. C. những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. D. những vấn đề cần thiết của xã hội. Câu 44: Quan niệm “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” mang yếu tố nào sau đây về phương pháp luận? A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình. Câu 45: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận cụ thể. C. Phương pháp luận siêu nhiên. D. Phương pháp luận siêu hình. Câu 46: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là A. Cách thức đạt được ước mơ. B. Cách thức làm việc tốt. C. Cách thức đạt được mục đích. D. Cách thức đạt được chỉ tiêu. Câu 47: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Kim loại có tính dẫn điện. D. Giới tự nhiên là cái sẵn có. Câu 48: Trong các câu ca dao tục ngữ sau, câu nào không phải là phương pháp luận biện chứng? A. Rút dây động rừng B. Con vua thì lại làm vua C. Có công mài sắt có ngày nên kim D. Nước chả đá mòn Câu 49: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển là quan điểm của phương pháp luận A. duy tâm. B. biện chứng. C. duy vật. D. siêu hình. Câu 50: Anh Q và anh T vốn là hàng xóm nhưng đã xảy ra việc đánh nhau. Trước sự việc trên chị C phán đoán anh Q và Anh T vốn đã có những hiểu lầm từ trước nên mới xảy ra sự việc trên. Anh A lại khẳng định bố anh Q trước đã từng bị đi tù vì tội đánh người gây thương tích, nên giờ anh Q đánh anh T là điều dễ hiểu. Còn anh D thở dài giá mà cả hai anh Q và T bớt nóng giận thì đã không xảy ra chuyện đáng buồn trên. Trong trường hợp này, ai là người có phương pháp luận siêu hình? A. Anh D. B. Chị C. C. Anh A. D. Anh D và anh A. Câu 51: Sau khi nhận kết quả thi tuyển viên chức của con gái là chị H, ông A trách móc bà T là vợ đã không chịu đi cúng bái, lễ lậy vì vậy H đã không trúng tuyển. Thấy chồng trách móc mình vô cớ, bà T cho rằng việc con gái không trúng tuyển là do năng lực của con còn hạn chế chứ không phải là do thần thánh. Tư tưởng của ông A phản ánh thế giới quan gì dưới đây? A. Thế giới quan duy vật. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Phương pháp luận biện chứng. D. Thế giới quan duy tâm. Trang 4/6 - Mã đề thi DT
  5. Câu 52: Tháng bảy âm lịch, mẹ H mua nhiều vàng mã cúng giải hạn cho cả nhà. Bà thì không sát sinh và chỉ đi ra khỏi nhà vào những cung giờ đẹp. Anh trai H thì mong tháng cô hồn qua nhanh để đầu tư mua một miếng đất. Còn H đang lo ôn thi, nên suốt ngày đóng cửa ngồi trong phòng học bài. Bố thấy vậy nên bảo mẹ mua nhiều đồ ăn để H có sức ôn thi cho tốt. Những ai trong gia đình H là người có thế giới quan duy tâm? A. Mẹ, bà và anh trai H. B. Bố và H. C. Mẹ và bà H. D. Cả bà, bố mẹ, anh trai và H. Câu 53: Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai họ không văn minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể hiện quan điểm nào sau đây trong Triết học? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Thế giới quan duy vật. C. Thế giới quan duy tâm. D. Phương pháp luận siêu hình. Câu 54: Hôm nay cô giáo trả bài kiểm tra, điểm của cả lớp rất kém, duy có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn P lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10, cái X được 8 thì cô chê và phê bình nó chểnh mảng, thằng B được 6 có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. Trong trường hợp này bạn P đã xem xét sự việc bằng A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm. C. phương pháp luận biện chứng. D. phương pháp luận siêu hình. Câu 55: Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N sẽ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo A. thế giới quan duy tâm. B. phương pháp luận biện chứng. C. phương pháp luận siêu hình. D. thế giới quan duy vật. Câu 56: Bạn H là một học sinh thông minh nhưng lười học. Đến gần kì thi vào lớp 10 THPT mà H vẫn mải mê đi chơi không học bài. Thấy vậy, B khuyên H nên tập trung vào việc ôn thi nhưng H cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải học giỏi mới đỗ. Suy nghĩ và biểu hiện của Hùng thuộc thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật B. Duy tâm. C. Siêu hình. D. Biện chứng. Câu 57: Trong cuộc họp với các phòng ban để bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, anh Y phụ trách kinh doanh đưa ra quan điểm cần phải đổi mới mẫu mà sản xuất vì mặt hàng công ty đang sản xuất đã lạc hậu so với hiện nay. Đồng tình với anh Y, anh M cho rằng đây là sản phẩm truyền thống vì vậy cần thiết giữ bản sắc đi kèm với việc áp dụng máy móc hiện đại để giảm chi phí sản xuất. Mặc dù có rất nhiều ý kiến xây dựng nhưng anh D giám đốc đã không tiếp thu mà cho rằng năm nay do mình gặp vận hạn nên công ty làm ăn ko hiệu quả. Ý kiến của ai thể hiện quan điểm duy vật biện chứng khi xem xét sự vật A. Anh M và anh D. B. Anh D và anh Y. C. Anh Y, anh M và anh D. D. Anh Y và anh M. Câu 58: Anh A và chị B cùng đến UBND huyện C đăng kí kinh doanh. Hồ sơ của hai người đầy đủ theo luật định. Anh A đăng kí kinh doanh đồ điện tử, chị B đăng kí kinh doanh hàng mỹ phẩm. Người cán bộ phòng kinh doanh X chỉ chấp nhận lĩnh vực đăng kí kinh doanh của anh A và đề nghị chị B đổi lĩnh vực kinh doanh khác thì mới chấp nhận với lí do khu vực này có nhiều cửa hàng mỹ phẩm rồi nếu chị B tiếp tục kinh doanh sẽ bị thua lỗ nên đã không cấp giấy đăng ký kinh doanh cho chị. Suy nghĩ của anh X là biểu hiện của thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật B. Siêu hình. C. Duy tâm. D. Biện chứng. Câu 59: Thấy con gái nhỏ của mình là cháu H ốm gần một tuần mà không khỏi, được sự tư vấn của bà H hàng xóm, ông M đã gặp ông Q một thầy mo trong bản nhờ làm lễ cúng để đuổi con ma bênh. Sau khi làm lễ đuổi ma, bệnh của cháu H không những không giảm mà còn nặng lên và có phần nguy kịch. Nhận được thông tin của quần chúng, anh Y cán bộ biên phòng và chị T y tá Trang 5/6 - Mã đề thi DT
  6. thôn bản đã đến vận động gia đình ông Q cho cháu đi bệnh viện, thấy con gái nguy kịch, ông Q buộc phải chấp nhận. Những ai trong tình huống trên có nhận thức duy tâm khi giải quyết sự vật? A. Ông M, anh Y và chị T. B. Bà H, ông M và ông Q. C. Ông M và ông Q. D. Bà H và ông M. Câu 60: Trong cuộc họp công ty giám đốc là anh M lên tiếng phê bình anh T và chị H là nhân viên văn phòng với lý do đầu năm đã không làm tốt việc đi lễ chùa nên việc kinh doanh của công ty trong năm nay gặp nhiều khó khăn. Bức xúc vì mình bị phê bình, anh T phát biểu ý kiến cho rằng, nguyên nhân làm ăn kém hiệu qủa là do công tác quản lý yếu kém, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao hàng hóa cạnh tranh kém. Bị anh T lên tiếng phê bình, anh M cho rằng anh T cố tình làm giảm uy tín của mình nên đã ra quyết định sa thải anh. Ai là người vừa có quan điểm duy tâm vừa có nhận thức siêu hình khi xem xét sự vật? A. Anh T. B. Anh M và anh T C. Anh M. D. Chị H và anh T Câu 61: Thấy con trai là anh D và con dâu là chị T kết hôn nhiều năm mà chưa có con nên bà Y rất sốt ruột. Bà mang chuyện này kể với bà S là mẹ chị T, sau khi trao đổi, bà T đã đến nhờ ông O một người chuyên làm nghề thầy cúng mở một khóa lễ với chi phí 2 triệu đồng. Thấy khóa lễ đã làm xong mà chị T vẫn chưa có thai, bà S cho rằng bà T tiếc tiền nên sắm lễ không thành tâm. Sau đó bác sỹ kết luận nguyên nhân chưa có con là xuất phát từ phía chị T. Những ai đã có cách nhìn nhận mang tính duy tâm khi xem xét sự việc. A. Bà S và bà T. B. Anh D, chị T và bà S. C. Anh D và chị T. D. Bà S, bà T và ông O. Câu 62: Ở học kì I bạn T bị lớp trưởng xếp loại hạnh kiểm trung bình vì có thái độ vô lễ với giáo viên và thường xuyên đi học muộn. Sang học kì II bạn T không mắc lỗi, tham gia tích cực các hoạt động tập thể nên được thầy cô và bạn bè yêu mến. Tuy vậy ở học kì II, bạn T vẫn tiếp tục bị lớp trưởng xét hạnh kiểm loại trung bình. Nhận xét của bạn T lớp trưởng là nhận xét mang tính chất gì dưới đây? A. Duy vật B. Siêu hình. C. Biện chứng. D. Duy tâm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A B A A A C B D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D A C C D A D B C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án A B A B B A D C D C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A A B A A A D D B D Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đáp án C A C D D D D B B C Câu 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 Đáp án B A A D C B D B B C Câu 61 62 Đáp án A B Trang 6/6 - Mã đề thi DT