Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2022-2023

docx 15 trang binhdn2 09/01/2023 4890
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lich_su_lop_10_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 10 HỌC KỲ II I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Năm 111 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà nào ở Trung Quốc? A. Nhà Triệu B. Nhà Hán C. Nhà Lương D. Nhà Ngô Câu 2. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vào năm 40? A. Triệu Thị Trinh C. Lý Thường Kiệt B. An Dương Vương D. Trưng Trắc - Trưng Nhị Câu 3: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược nào? A. Quân nhà Hán C. Quân nhà Ngô B. Quân nhà Tuỳ D. Quân nhà Lương Câu 4: Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ ở đâu? A. Mê Linh (Vĩnh Phúc) C. Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây) B. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) D. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) Câu 5. Trong số các lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, ai là người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương"? A. Lý Tự Tiên B. Đinh Kiến C. Mai Thúc Loan D. Phùng Hưng Câu 6. Năm 907, khúc thừa dụ qua đời, ai là người lên thay để cai quản đất nước? A. Khúc Hạo C. Dương Đình Nghệ B. Khúc Thừa Mỹ D. Đinh Công Trứ Câu 7. Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta. A. Nhà Tây Hán C. Nhà Nam Hán B. Nhà Đông Hán D. Nhà Tống Câu 8. Lợi dụng cơ hội nào mà quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn C. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sử D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán. Câu 9: Tướng nào của Nam Hán bị Ngô Quyền bắt sống trên sông Bạch Đằng A. Thoát Hoan C. Hoằng Tháo B. Ô Mã Nhi D. Ngột Lương Hợp Thai Câu 10. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay? A.Chớp thời cơ thuận lợi. C. Sự lãnh đạo đúng đắn. B. Đoàn kết nhân dân. D.Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài. Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm 938? A. Lợi dụng địa hình, địa vật. C. Vườn không nhà trống. B. Tấn công bất ngờ. D. Nghi binh, mai phục. Câu 12. Tên nước Đại Việt của nước ta có từ đời vua A. Lý Thái Tổ B. Lý Thái Tông C.Lý Thánh Tông D. Lý Nhân Tông Câu 13. Bộ luật thành văn đầu tên của nước ta có tên gọi là A. Hình Thư - Thời Lý C. Hình Luật - Thời Trần B. Hình Luật - Thời Lý D. Hoàng triều luật lệ - Thời Lê Sơ.
  2. Câu 14. Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu là A. Trần Hưng Đạo C.Trần Nguyên Trừng B. Hồ Nguyên Trừng D. Hồ Quý Ly Câu 15. Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã A. đánh tan quân xâm lược Tống tại biên giới Đại Việt B. phòng tuyến trên sông Như Nguyệt B. kinh thành Thăng Long C. trận Bạch Đằng Câu 16. Trận tiêu diệt 10 vạn quân Minh, buộc chúng phải đầu hàng và rút quân về nước là: A. trận Chi Lăng - Xương Giang. C. trận Tân Bình. B. trận Đông Bộ Đầu. D. trận Bạch Đằng Câu 17. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng A. chùa Quỳnh Lâm C. chùa Một Cột B. Văn Miếu D. Quốc Tử Giám Câu 18. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài là sông A. Gianh B. Hiền Lương C. Bến Hải D. Nhật Lệ Câu 19. Đến thế kỷ nào, Thiên Chúa giáo truyền bá mạnh mẽ vào nước ta? A. Thế kỷ XV B. Thế kỷ XVI C.Thế kỷ XVII D.Thế kỷ XVIII Câu 20. Đến giữa thế kỷ XVII, cuốn sách nào viết bằng tiếng Việt, có thể coi là chữ Quốc ngữ đã ra đời? A. Giáo lý Thiên Chúa giáo C. Thông giám cương yếu B. Giáo lý cương mục D. Giáo lý cương yếu Câu 21. Trong hoàn cảnh nhà Lê Sơ bị khủng hoảng và suy sụp, Quốc công Thái phó Mặc Đăng Dung đã: A. đã đem quân đi dẹp các cuộc nổi loạn của nông dân B. giết vua để lên ngôi C. phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc D. lấy lại ruộng đất của quan lại địa chủ trả lại cho nông dân Câu 22. Phong trào nông dân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nổ ra vào năm nào? A. 1770 B. 1771 C. 1775 D. 1789 Câu 23. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) giành thắng lợi quyết định trong trận nào? A. Rạch Gầm - Xoài Mút. C. Chi Lăng - Xương Giang B. Bạch Đằng D. Ngọc Hồi - Đống Đa Câu 24. Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh (1789) xâm lược? A. Chiến thắng Hà Hồi C. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa B. Chiến thắng Ngọc Hồi D. Chiến thắng Thăng Long Câu 25. Chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử từ: A. Triều Mạc C. Triều Nguyễn B. Triều Lê - Trịnh D. Triều Tây Sơn Câu 26. Tình hình văn học nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII là: A. Văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí quan trọng B. Bên cạnh dòng văn học cung đình đã xuất hiện dòng văn học dân gian. C. Trào lưu văn học dân gian phát triển khá rầm rộ, với nhiều thể loại khá phong phú D. Nội dung văn học thời kì này ca ngợi chế độ phong kiến Câu 19. Các vua Lý, vua Lê hàng năm thường về các địa phương để làm gì? A. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi. B. Làm lễ cày ruộng tịch điền. C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân. D. Kiểm tra lại nhân khẩu ở địa phương.
  3. Câu 20. Các quan xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các TK XI – XV gọi là A. đồn điền. B. quan xưởng C. quân xưởng. D. công xưởng. Câu 21. Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ A. điền trang. B. lộc điền. C. đồn điền. D. quân điền. Câu 22. Các triều đại phong kiến tổ chức lễ cày tich điền nhằm mục đích A. khuyến khích nhân dân sản xuất. C. bảo vệ đê điều. B. khai khẩn đất hoang. D. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. Câu 23. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì? A. 1801- Niên hiệu Gia Long C. 1804 – Niên hiệu Tự Đức B. 1802 – Niên hiệu Gia Long D. 1806 – Niên hiệu Minh Mạng Câu 24. Trong 2 năm 1831- 1832, vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành bao nhiêu tỉnh? A. 30 tỉnh B. 45 tỉnh C. 56 tỉnh D. 64 tỉnh Câu 26. Dưới triều Nguyễn, Phan Huy Chú đã viết tác phẩm lịch sử nổi tiếng nào? A. Lịch triều tạp kỉ B. Đại Nam thực lục C. Lịch triều hiến chương loại chí D. Sử học bị khảo Câu 27. Trong thời kì nước ta bị chia cắt (nửa đầu thế kỉ XVI- cuối thế kỉ XVIII), đất nước có các chính quyền là: A. một chính quyền của vua Lê B. ba chính quyền: vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn. C. hai chính quyền: vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong) D. bốn chính quyền: Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn. Câu 28. Đặc trưng cơ bản về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam dưới thời phong kiến là A. chống giặc ngoại xâm. B. phát triển nền văn minh Đại Việt. C. giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc. D. chống giặc ngoại xâm và bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 29. Bài học về thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo khi trả lời vua Trần về vấn đề giữ nước là A. “ khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” B. “ Vua tôi phải đồng lòng, anh em phải hòa thuận” C. phải đoàn kết toàn dân, cả nước giúp sức để hàng vạn người như một. D. “ Mến người có nhân là dân; chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” Câu 30. Vào thời gian nào chữ Quốc ngữ chính thức trở thành chữ viết của dân tộc Việt Nam? A. Thế kỷ XVII C. Thế kỷ XIX B. Thế kỷ XVIII D. Thế kỷ XX Câu 31. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ tiến sĩ trong thời kỳ nào? A. Nhà Lê sơ B. Nhà Lý C. Nhà Mạc D. Nhà Hồ Câu 32. Ai là người nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam? A. Nguyễn Thị Duệ C. Lý Chiêu Hoàng B. Đoàn Thị Điểm D. Bùi Thị Xuân Câu 33. ở Đàng Trong, họ Nguyễn tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua hình thức nào? A. Thi cử C. Dòng tộc B. Tiến cử D. Người có công với chúa Nguyễn Câu 34. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thương nghiệp trong các thế kỉ X – XV là A. có bước phát triển so với các thế kỉ trước đó. B. giao lưu buôn bán với người phương Tây. C. buôn bán trong nước phát triển, giao lưu buôn bán bên ngoài.
  4. D. nhiều đô thị được hình thành và buôn bán sầm uất. Câu 35. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là A. hệ thống chợ làng phát triển. B. sự phòng phú của các mặt hàng mĩ nghệ. C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống. D. sự ra đời của đô thị Thăng Long. Câu 36. Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân dân ĐạiViệt đã thực hiện là A. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt. B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới. D. thâm canh tăng vụ. Câu 37. Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn? A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh. B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. D. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh. Câu 38. Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn đã giành những chiến thắng vang dội nào? A. Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn. B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên. C. Liên tục mở các cuộc tấn công ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn (Bình Định), đánh bại quân Xiêm xâm lược. Câu 39. Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785? A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử. B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta. C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử. D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”. Câu 40. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam? A. Nho giáo. C. Phật giáo. B. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo Câu 41. Nghề thủ công nào mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX? A. Làm đường trắng. C. Làm đồng hồ. B. Khắc in bản gỗ. D. In tranh dân gian. Câu 42. Vì sao vua Sác-lơ I phải triệu tập Quốc hội? A. Vì cần tiền để đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. B. Vì cần tiền để xây dựng cung điện mới. C. Đề nghị Quốc hội tuyên chiến với X cốt-len D. Cấm giai cấp tư sản tự do kinh doanh. Câu 43. Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đỉnh cao, vì A. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ chế độ phong kiến. B. vua Sác-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập. C. ngay sau khi nội chiến kết thúc,chế độ độc tài được thiết lập. D. cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến. Câu 44. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bởi văn kiện nào? A. Hòa ước Mác xây. C. Hiệp định Giơ ne vơ. B. Hòa ước Véc xai. D. Hiệp định Véc xai Câu 45. Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế của 13 bang thuộc địa của Anh phát triển theo hướng nào?
  5. A. Phong kiến C. Tư bản chủ nghĩa B. Xã hội chủ nghĩa. D. Nửa phong kiến, nửa thuộc địa Câu 46. Đến cuối thế kỉ XVIII, Pháp là một nước A. Công nghiệp C. Công –Nông nghiệp B. Nông nghiệp D. Nông nghiệp lạc hậu Câu 47. Về Chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, Pháp là nước duy trì chế độ A. Quân chủ chuyên chế C.Cộng hòa B. Quân chủ lập hiến D. Quân chủ Câu 48. Vua Lui XVI Triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp để làm gì? A. Vay tiền C. Vay tiền và tăng thêm thuế B. Ban hành các chính sách mới D. Tăng thuế Câu 49. Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 là gì? A. Vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp. B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố là Quốc hội. C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi. Câu 50. Lực lượng đi đầu lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Pháp khác với cách mạng tư sản Anh là gì? A. Quý tộc mới C. Chủ nô B. Tư sản. D. Quần chúng nhân dân II. PHẦN TỰ LUẬN BÀI 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM a. Cơ sở hình thành : nền kinh tế xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tiêu biểu dưới thời kì văn hoá Đông Sơn. Kinh tế Xã hội + Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ đồng phổ biến + Sự phân hoá giàu nghèo càng rõ rệt. và bắt đầu có công cụ sắt. + Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã + Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp nông thôn và gia đình phụ hệ. với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. - Sự chuyển biến kinh tế xã hội đặt ra yêu cầu mới: + Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và Trị Thuỷ, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm thủ công nghiệp. => Nhà nước ra đời đáp ứng yêu cầu (Văn Lang – Âu Lạc). b. Quốc gia Văn Lang – Aâu lạc: - Thời gian tồn tại: + Quốc gia Văn Lang: từ TKVII – III TCN. + Quốc gia Aâu Lạc: từ III – 179 TCN. - Địa bàn: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Tổ chức nhà nước: + Đứng đầu là vua. + Giúp việc có các lạc hầu, lạc tướng . Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc Tướng đứng đầu. Ở làng xã đứng đầu là bồ chính. => Tổ chức nhà nước đơn giản, sơn khai. - Nhà nước Aâu Lạc mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức do có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt là có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc) Phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang. * Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ . + Đời sống vật chất: - Aên : Gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá rau củ. - Mặc: Nữ mặc áo , mặc váy, nam đóng khố .
  6. - Ởû : Nhà sàn. + Đời sống tinh thần: - Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên. - Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội. - Có tập tục nhuộm răng ăn trầu, xăâm mình, dùng đồ trang sức. => Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ khá phong phú, hoà nhập với tự nhiên. BÀI 15. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X) 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu từ thế kỉ X + Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. + Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn. + Kết quả: Nhiều cuộc k/n đã th/lợi lập được chính quyền tự chủ (HBTrưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ). + Ý nghĩa: Nói lên t.thần y.nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và t.thần d.tộc của nh.dân Aâu Lạc. 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Tên cuộc Hai Bà Trưng Lí Bí Khúc Thừa Dụ Ngô Quyền khởi nghĩa Kẻ thù Nhà Đông Hán Nhà Lương năm 905 năm 938 Thời gian Năm 40 542 nhà Đường Nam Hán Địa bàn Hát Môn, Mê Linh , Cổ Long Biên, Tô Lịch. Tống Bình (HN) sông Bạch Đằng Loa, Luy Lâu. Diễn biến * Mùa xuân năm 40, Hai - Năm 542, Lí Bí liên kết - Năm 905 KTD Năm 938 quân Nam Hán chính Bà Trng phất cờ khởi hào kiệt các châu k/n. được nhân dân ủng xâm lược nước ta, Ngô nghĩa ở Hát Môn. - Năm 544, Lí Bí lên ngôi, hộ đánh chiếm Quyền lãnh đạo nhân dân - Quân khởi nghĩa chiếm lập nước Vạn Xuân. Tống Bình, giành giết chết tên phản tặc Kiều Mê Linh Cổ Loa - Năm 545, nhà Lương xâm quyền tự chủ. Công Tiễn (cầu viện quân Luy Lâu. Thái thú Tô lược, Lí Bí trao quyền cho - Năm 907 Khúc Nam Hán) trên sông Bạch Định chạy về nớc. Triệu Quang Phục tổ chức Hạo xây dựng chính Đằng, đập tan âm mưu xâm - Khởi nghĩa thắng lợi, Tr-kháng chiến. Đến năm 550, quyền độc lập tự lược của nhà Nam Hán. ng Trắc lên làm vua, đóng kháng chiến thắng lợi, chủ. đô ở Mê Linh. Triệu Quang Phục lên ngôi * Mùa hè năm 42, nhà vua. Hán xâm lợc , Hai Bà Tr- - Năm 571, Lý Phật Tử ng tổ chức kháng chiến, cướp ngôi. nhng do lực lợng chênh - Năm 603, Tùy xâm lược, lệch, cuộc khởi nghĩa thất nước NX k/thúc. bại. Ý nghĩa - Mở đầu cho cuộc đấu - Giành được đ.lập tự chủ - Lật đổ ách thống trị - Bảo vệ vững chắc nền độc tranh chống áp bức đô hộ sau 500 năm đ.tranh của nhà Đường, lập tự chủ của đất nước của nhân dân Âu Lạc. - Khẳng định sự trưởng giành độc lập tự chủ.- Mở ra một thời đại mới - Khẳng định khả năng, thành của ý thức dân tộc. - Đánh dấu thắng lợi thời đại độc lập tự chủ lâu vai trò của phụ nữ, trong Bước phát triển của căn bản trong cuộc dài cuộc đấu tranh chống phong trào đấu tranh giành đấu tranh giành độc - Kết thúc 1000 năm đô hộ ngoại xâm. độc lập của nhân dân ta thờilập của nhân dân ta của các triều đại phong kiến Bắc thuộc. thời Bắc thuộc. phương Bắc
  7. ? Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. + Nguyên nhân: _ Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân. _ Do tài mưu lược của Ngô Quyền trong việc sử dụng nghệ thuật thủy chiến. + Ý nghĩa lịch sử: _ Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của dân tộc ta. _ Xác lập vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. _ Đánh dấu sự trưởng thành của d.tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đ.tranh giành lại đ.lập hàng chục thế kỉ. ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc? - Cuộc đấu tranh nổ ra liên tiếp, rộng lớn có nhân dân 3 quận tham gia mục đích là giành độc lập DT. - Thể hiện tinh thần yêu nước chống ngoại xăm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc, đấu tranh kiên cường không chịu khuất phục trước kẻ thù. BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X – XV (1) Cuộc kháng chiến chống xâm lược thế kỉ X – XIV: Cuộc kháng Thời gian / Người Những trận đánh chỉ huy Kết quả - Ý nghĩa chiến Triều đại quyết định Chống Tống lần I 980 – 981 Lê Hoàn Vùng Đông Bắc (Sông - Thắng lợi. Bạch Đằng), Chi Lăng Nhà Tiền Lê - Nhà Tống buộc (Lạng Sơn). phải ra lệnh rút quân. Chống Tống lần 1075 – 1077 Lý Sông Như Nguyệt (Sông - Thắng lợi. II Thường Cầu – Bắc Ninh). Nhà Lý - Quân Tống buộc Kiệt phải rút khỏi nước ta. Chống xâm lược - 1258 Các vua - Đông Bộ Đầu. - Thắng lợi oanh Mông - Nguyên Trần và liệt. - 1285 - Chương Dương, Hàm Trần Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp. - Bảo vệ vững chắc - 1287 – 1288 Hưng bờ cõi của Tổ quốc. Đạo - Sông Bạch Đằng. Nhà Trần (2) Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập thế kỉ XV: - Năm 1407 cuộc k/c chống Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. - Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hóa) bùng no,å Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo. - Thắng lợi tiêu biểu:
  8. + Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hoá) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hoá vào Nam. + Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động. + Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện giặc cùng quẫn bỏ chạy về nước. - Đặc điểm: + Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. + Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. + Có đại bản doanh, căn cứ địa. * Câu hỏi: 1. Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần. Chống Tống thời Lý Chống Mông - Nguyên thời Trần Thời gian 1075 – 1077 1258 – 1288 Lãnh đạo Lí Thường Kiệt Vua tôi nhà Trần mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo Số lần tiến 2 lần 3 lần hành k/c Chủ động đem quân đánh trước, chặn thế Nghệ thuật Kế thanh dã (vườn không nhà trống), đặc biệt là cách mạnh của giặc và chủ động lui về phòng quân sự bày trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng thủ, đợi giặc 2. Nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết vs triều đình chống giặc giữ nước do lòng yêu nước, tự hào dân tộc, các chính sánh kinh tế tích cực của nhà Tần, ý thúc quyết chiến và đoàn kết nhân dân chống xâm lược của nhà Trần. 3. Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn: - Sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. - Tinh thần yêu nước và quyết tâm chiến đấu của quân ta. - Sự ủng hộ và tinh thần đoàn kết của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV I. Tư tưởng tôn giáo. * Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh. - Nho giáo: Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử, song không phổ biến trong nhân dân. (?1) Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân? Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe. Vì vậy giai cấp thống trị đã lợi dụng triệt để Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân, chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ, Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
  9. - Phật giáo: + Thời Lý, Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông. + Thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân. (?2) Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỉX-XIV? - Khoảng từ thế kỉ X - XIV Phật giáo phát triển cực thịnh, giữ vị tí độc tôn. - Trở thành hệ thống tư tưởng của xã hội phong kiến thời Ngô, Đinh, Lê, Lý và đầu thời Trần. - Một lực lượng chính trị và kinh tế quan trọng của chính quyền phong kiến. - Tạo tư tưởng có lợi cho giai cấp phong kiến. - Đến thế kỉ XV, Phật giáo trở nên yếu thế so với Nho giáo. II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật. 1. Giáo dục: - Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1975, tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên. Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, dựng bia Tiến sĩ. - Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục từng bước được hoàn thiện, phát triển, đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước. 2. Phát triển văn học. - Phát triển mạnh từ thời Trần, nhất là VH chữ Hán. TP tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú. - Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. - Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. 3. Sự phát triển nghệ thuật. - Thành tựu: + Kiến trúc phát triển, chủ yếu ở giai đoạn Lý, Trần, Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo, gồm chùa, tháp, đền. + Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long. + Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, song vẫn mang những nét đọc đáo riêng. + Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống. 4. Khoa học - kỹ thuật. - Lịch sử: + Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu). + Lam Sơn thực lục. + Đại Việt sử ký toàn thư. - Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. - Quân sự: Binh thư yếu lược. - Chính trị: Thiên Nam dư hạ. - Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu). - Kỹ thuật: Chế tạo súng thần cơ (Hồ Nguyên Trừng), thuyền chiến có lầu. * Bảng thống kê các thành tựu trong các lĩnh vực GD, VH, NT, KH-KT: Lĩnh vực Giáo dục Văn học Nghệ thuật Khoa học - kĩ thuật
  10. - 1070 lập Văn - Có nhiều bài thơ, hịch, phú * Kiến trúc - Điêu khắc * Khoa học xã hội: Miếu nổi tiếng (Nam quốc sơn hà, - Chùa , tháp, chuông, tượng - Sử học: Đại Việt sử ký , - 1075 mở khoa thi Hịch tướng sĩ ) - Thành Thăng Long, Thành Lam Sơn thực lục đầu tiên - Chữ Hán chữ Nôm đều Nhà Hồ - Địa Lý: Dư địa chí - Từ thế kỷ XI – XVphát triển. - Đền tháp Chăm - Khoa học tự nhiên Thành tựu giáo dục từng bước - Nội dung : * Sân khấu, ca nhạc, ca múa - Toán học: Đại thành được hoàn thiện + Thể hiện tinh thần d.tộc, yêu- Chèo, tuồng, múa rối nước toán pháp , Lập thành toán - Nội dung học tập nước, tự hào dân tộc. - Trống cơm, sáo, chiêng, cồngpháp được quy định chặt + Ca ngợi những chiến công - Đấu vật, đua thuyền, đá cầu * Quốc phòng chẽ oai hùng, cảnh đẹp của quê - Súng thần cơ - 1484 dựng bia hương đất nước. - Thuyền chiến có lầu Tiến sĩ - Thành nhà Hồ BÀI 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII 1. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785). - Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Năm vạn quân Xiêm tiến vào nước ta. - Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút (trên sông Tiền - tỉnh Tiền Gang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ah1 phải chạy sang Xiêm. 2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789). - Vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh. Quân Thanh kéo sang nước ta. - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. - Ngày 5 Tết năm 1789, nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa, tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. - Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. (?) Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh. * Đặc điểm: - Là cuộc kháng chiến chính nghĩa để bảo vệ độc lập dân tộc. - Cuộc KN nông dân hoàn thành nhiệm vụ giai cấp lật đổ các tập đoàn PK, tạo cơ sở ban đầu cho công cuộc thống nhất đất nước. - Lật đổ âm mưu xâm lược của quân Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Vua Lê Chiêu Thống phản bội quyền lợi dân tộc, cầu cứu quân Thanh, Quang Trung lên ngôi Hoàng Đế tiến ra Bắc chống xâm lược bảo vệ độc lập DT. - Quân Tây Sơn phải rút lui khỏi kinh thành Thăng Long. Quân TS tiến quân thần tốc vừa đi vừa tuyển quân, chiến dấu quyết liệt và giành thắng lợi vang dội ở trần Ngọc hồi – Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Hành quân thần tốc; Tiến công mãnh liệt; Chiến thuật thông minh, sáng tạo.
  11. * Nguyên nhân: - Nhờ ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước của nhân dân. - Có sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và Bộ chỉ huy nghĩa quân. - Được nhân dân ủng hộ. BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII * Xây dựng bộ máy nhà nước – Chính sách ngoại giao: - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập, đóng đô tại Phú Xuân. - Tổ chức bộ máy nhà nước: + Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. + Vua Gia Long chia đất nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và Trực Doanh do triều đình tực tiếp cai quản. + Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng cải cách hành chính: Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triểu đình. - Tuyển lựa quan lại thông qua giáo dục, khoa cử. - Ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc. - Quân đội: Được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ song lạc hậu và thô sơ. - Ngoại giao: + Thần phục nhà Thanh. + Buộc Lào và Campuchia thần phục. + Với ph.Tây, nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao. ? Nêu mặt tích cực và hạn chế của chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? + Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc. + Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước ph.Tây, không tạo đ.kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập. ? Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì? Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở KH, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao. ? Vì sao triều đình Nguyễn lại thần phục nhà Thanh? Bởi vì đây là đường lối đối ngoại truyền thống quan trọng với Trung Quốc, của các triều đại phong kiến trước: nhận sách phong, thực hiện nghĩa vụ triều cống Cũng giống như những triều đại phong kiến trước, nhà Mãn Thanh chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành BÀI 29. CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH 1. Cách mạng Hà Lan (đọc thêm) 2. Cách mạng tư sản Anh. * Diễn biến cách mạng
  12. - Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, đặt ra thuế mới nhưng không được chấp nhận. - Năm 1642 – 1648: nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua. - 30/01/1649: xử tử vua Sác-lơ I, nước Cộng hòa ra đời do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu, CM đạt đỉnh cao. - Năm 1653: nền độc tài quân sự được thiết lập. - Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Ô-ran-giơ lên ngôi vua, CĐQC lập hiến được xác lập. * Ý nghĩa lịch sử - Cách mạng tư sản Anh giành thắng lợi, đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển; có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ CĐPK sang chế độ tư bản. - Tính chất: Là một cuộc cách mạng không triệt để. - Cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và QTM, còn nhân dân thì không được gì. ? Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng không triệt để? - Quyền lợi đông đảo cho nông dân không được đáp ứng. - Ngôi vua vẫn còn. - Lãnh đạo là quý tộc mới nên còn nhiều liên hệ với chế độ phong kiến nên có thỏa hiệp. BÀI 30. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ * Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập. - Kết quả: + Theo hòa ước Véc-xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. + Năm 1787, thông qua Hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mỹ. + 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Mĩ. - Ý nghĩa: + Giải phóng Bắc Mỹ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB . + Góp phần thúc đẩy CM chống phong kiến ở châu Âu, phong rào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La- tinh. ? Đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng tại sao lại được coi như một cuộc CM Tư sản? - Do giai cấp tư sản lãnh đạo - Sau khi giành thắng lợi đã đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. ? So sánh CMTS Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Nội dung so sánh CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở BẮC MĨ Nhiệm vụ - Mục tiêu Lật đổ chế độ QCCC, mở đường Lật đổ ách thống trị của TD Anh giành độc lập cho CNTB phát triển. dân tộc mở đường cho CNTB  Động lực cách mạng Quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân.
  13. Giai cấp lãnh đạo Tư sản, quý tộc mới. Tư sản, chủ nô. Hình thức Nội chiến. Chiến tranh giành độc lập. Tính chất Là cuộc CMTS không triệt để. Là cuộc CMTS có t/chất nhân dân khá rõ nét. BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII * NỀN CHUYÊN CHÍNH GIA-CÔ-BANH – ĐỈNH CAO CỦA CÁCH MẠNG: - Phái Giacôbanh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh cách mạng Pháp đứng trước nguy cơ to lớn, phải đối mặt với thù trong giặc ngoài. - Trước tình hình đó, phái Giacôbanh đã thi hành những chính sách: + Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. + Động viên quần chúng tham gia CM. - Tháng 6/1793, Hiến pháp mới được thông qua: + Tuyên bố chế độ cộng hòa. + Ban bố quyền dân chủ rộng rãi. + Xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng về vấn đề đẳng cấp. - Ngày 23/8/1793, quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”. + Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ. + Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân. Do những chính sách của phái Giacôbanh, đã dập tắt được nội loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao. - Ngày 27/7/1794, lực lượng tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính bắt Rô-be-spie và xử tử không qua xét xử. Chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng. * Ý nghĩa: - Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình. + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. + Giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân, quyền lợi của công nhân. + Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. + Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng nhân dân quyết định tiến trình phát triển của CM. - Mở ra thời đại mới-thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tử sản trên phạm vi thế giới. Câu hỏi tổng hợp: So sánh các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp và Mĩ (từ giữa TK XVI đến cuối TK XVIII) theo nội dung sau: Nội dung CMTS Anh CT giành độc lập ở Bắc Mĩ CMTS Pháp Nhiệm vụ Lật đổ chế độ PK chuyên Lật đổ nền thống trị của TD Anh Xóa bỏ chế độ quân chủ Mục tiêu chế mở đường cho mở đường cho CNTB Bắc Mĩ chuyến chế mở đường CNTB . phát triển . cho CNTB . Hình thức Nội chiến CM giải phóng dân tộc Nội chiến + CT Vệ quốc Lãnh đạo Quí tộc mới + tư sản Tư sản + chủ nô Tư sản (đại, vừa, nhỏ) Động lực Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân,nô lệ Quần chúng nhân dân Kết quả Thiết lập nền Quân chủ lập Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Thiết lập nền dân chủ hiến kì Giacôbanh, thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
  14. Ý nghĩa lịch Mở ra thời kì quá độ từ chế Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh Mở ra thời đại thắng lợi và sử độ PK sang TBCN chống PK ở châu Âu và PT giành củng dố quyền thống trị của ĐLDT ở Mĩ La- tinh g/c tư sản trên phạm vi toàn TG BÀI 32. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU * NHỮNG PHÁT MINH (THÀNH TỰU): Thời gian Thành tựu Năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gienni tăng năng suất lên 8 lần Những phát minh Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi cho ra sản phẩm sợi nhỏ, bền đẹp. về máy móc Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Năm 1785 Ét-mơn Các-rai phát minh máy dệt chạy bằng sức nước đưa năng suất tăng 40 lần. Năm1784 Giêm-Oát phát minh máy hơi nước và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các ngành. Những phát minh Năm 1735 Phát minh ra phương pháp nấu than cốc về luyện kim Năm 1784 Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng. Những phát minh Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa về giao thông vận tải Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên * THÀNH TỰU QUAN TRỌNG NHẤT: ? Tại sao máy hơi nước là phát minh quan trọng nhất? - Nhờ có máy hơi nước nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. - Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, lao động bằng chân tay dần được thay thế lao động bằng máy móc. Việc phát minh ra máy hơi nước là thành tựu lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp. BÀI 37. MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC * TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN: - Tháng 6/1847, Đồng minh những người cộng sản ra đời. - Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác lập chính quyền của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản. - Tháng 2/1848, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời, do C.Mác và Ăng-ghen soạn thảo. - Nội dung: + Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra.
  15. + Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình. Chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. - Ý nghĩa: + Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. + Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường. BÀI 38. QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PA-RI 1871 * CÔNG XÃ PA-RI 1871: * Công xã Pa-ri – nhà nước kiểu mới. - Ngày 26/3/1871, Công xã được thành lập, cô quan cao nhất là Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - Những việc làm của công xã: + Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏi trường học. + Giao cho công nhân làm chủ xí nghiệp mà chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt. Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do dân và vì dân. - Công xã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản về tổ chức nhà nước vì lợi ích của nhân dân lao động; thể hiện lòng dũng cảm của giai cấp vô sản. (?) Chứng minh rằng công xã Pari là nhà nước kiểu mới. Ýnghĩa lịch sử của công xã Pari? * Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì: + Công xã đã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân. + Công xã ban hành các sắc lệnh mới: tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không đóng học phí . + Tất cả những chính sách trên của công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động. Đây thực sự là nhà nước kiểu mới. * Ý nghĩa Công xã: - Công xã Pari là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên của của giai cấp vô sản đã đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản. - Công xã đã sáng tạo ra hình thức chính quyền mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đại đa số bị áp bức, chống lại bọn bóc lột. - Công xã Pari biểu hiện cao độ sự gắn bó giữa tính dân tộc, tính giai cấp và tính quốc tế. - Đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác về học thuyết chuyên chính vô sản.