Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Địa lí 8

pdf 7 trang hoaithuong97 5750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_dia_li_8.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Địa lí 8

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN BAN GIÁM HIỆU ĐÃ DUYỆT I. Nội dung Nguyễn Thị Oanh 1. Trọng tâm kiến thức 1. Vị trí địa lí, địa hinh và khoáng sản (Biết được vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á). 2. Khí hậu Châu Á (Sự phân hóa đa dạng khí hậu của Châu Á, các kiểu khí hậu của Châu Á). 3. Sông ngòi và cảnh quan Châu Á (Đặc điểm sông ngòi và các đới cảnh quan tự nhiên của Châu Á). 4. Phân tích hoàn lưu gió mùa Châu Á (Gió mùa, đường đẳng áp, hướng gió chính của gió mùa mùa đông thổi ở 3 khu vực là Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á). 5. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á (Châu Á là châu lục có số dân đông nhất thế giới, dân cư thuộc nhiều chủng tộc). 2. Yêu cầu: - Nắm được nội dung chính của bài học - Vẽ được sơ đồ tư duy các nội dung kiến thức đã học - Vận dụng kiến thức hoàn thành các bài tập từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ. B. BÀI TẬP Câu 1. Trong các đồng bằng lớn ở châu Á, đồng bằng rộng lớn nhất là: A. Lưỡng Hà. B. Hoa Bắc. C. Ấn Hằng. D. Tây Xi-bia. Câu 2. Các dãy núi, sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào của châu Á? A. Đông Á. B. Vùng trung tâm. C. Nam Á. D. Tây Nam Á. Câu 3. Điểm cực Bắc (phần đất liền) của châu Á nằm trên lãnh thổ của nước: A. Mông Cổ. B. Hàn Quốc. C. Trung Quốc. D. Liên Bang Nga. Câu 4. Dãy núi được coi là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu là: A. dãy U – ran. B. dãy An – tai C. dãy Đại Hưng An. D. dãy Hi- ma-lay-a. Câu 5. Dầu mỏ của châu Âu tập trung chủ yếu ở khu vực nào? A. Bắc Á. B. Đông Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á. Câu 6. Châu Á có diện tích đứng thứ mấy so với các châu lục khác trên thế giới? A. Đứng đầu. B. Đứng thứ hai. C. Đứng thứ ba. D. Đứng thứ tư. Câu 7. Cho biết chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ Châu á mở rộng nhất là bao nhiêu km? A. 6200 km. B. 7200 km. C. 8200 km. D. 9200 km. Câu 8. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và khí hậu ôn đới gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực nào của châu Á? A. Bắc Á. B. Tây Á. C. Đông Á. D. Trung Á. Câu 9. Hai kiểu khí hậu phổ biến nhất châu Á là
  2. 2 A. kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. B. kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu hải dương. C. kiểu khí hậu địa trung hải và kiểu khí hậu gió mùa. D. kiểu khí hậu hải dương và kiểu khí hậu địa trung hải. Câu 10. Trong các đới khí hậu của châu Á, đới khí hậu duy nhất có sự phân hóa thành4 kiểu khí hậu là A. đới khí hậu ôn đới. B. đới khí hậu cận nhiệt. C. đới khí hậu nhiệt đới. D. đới khí hậu xích đạo. Câu 11. Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu nào sau đây? A. Ôn đới lục địa. B. Khí hậu xích đạo. C. Ôn đới hải dương. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 12. Phần đất liền của châu Á có diện tích là bao nhiêu? A. 40,1 triệu km2. B. 42,3 triệu km2. C. 41,5 triệu km2. D. 43,2 triệu km2. Câu 13. Nếu tính cả các đảo phụ thuộc thì diện tích của châu Á là bao nhiêu? A. 44,4 triệu km2. B. 45,4 triệu km2. C. 46,4 triệu km2. D. 47,4 triệu km2. Câu 14. Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu? A. 4 đới B. 5 đới. C. 6 đới. D. 7 đới. Câu 15. Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là: A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. C. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Câu 16. Châu Á có dân số đứng thứ mấy so với các châu lục khác trên thế giới? A. Đứng đầu. B. Đứng thứ hai. C. Đứng thứ ba. D. Đứng thứ tư. Câu 17. Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á? A. Dãy Hi-ma-lay-a. B. Dãy Côn Luân. C. Dãy Thiên Sơn. D. Dãy Cap-ca. Câu 18. Châu Á tiếp giáp với hai châu lục nào? A. Châu Âu và châu Mĩ. B. Châu Phi và châu Âu. C. Châu Phi và châu Mĩ. D. Châu Mĩ và châu Nam Cực. Câu 19. Châu Á không có loại khoáng sản nào sau đây? A. Dầu khí. B. Đồng. C. Crôm. D. Kim cương. Câu 20. Khí hậu gió mùa ở châu Á không có kiểu khí hậu nào sau đây? A. Khí hậu gió mùa nhiệt đới. B. Khí hậu gió mùa cận nhiệt. C. Khí hậu ôn đới gió mùa. D. Khí hậu nhiệt đới khô. Câu 21. Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu của châu Á? A. Bắc Á, Trung Á. B. Tây Nam Á, Trung Á. C. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á. Câu 22. Con sông dài nhất ở khu vực Đông Nam Á của châu Á là con sông nào? A. Sông Trường Giang. B. Sông Mê Kông. C. Sông A Mua. D. Sông Hằng.
  3. 3 Câu 23. Vị trí của châu Á nằm kéo dài từ: A. Vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam B. Gần vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. D. Vùng cực Bắc đến gần vùng Xích đạo. Câu 24. Cho biết chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km? A. 6500 km. B. 7500 km. C. 8500 km. D. 9500 km Câu 25. Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là: A. nam lên bắc. B. tây sang đông. C. bắc xuống nam. D. tây bắc – đông nam. Câu 26. Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm: A. Về mùa xuân có lũ băng. B. Chế độ nước điều hòa quanh năm. C. Chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt. D. Lưu lượng nước càng giảm về hạ lưu. Câu 27. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có lượng nước như thế nào? A. Lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu. B. Lớn nhất vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông. C. Lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ. D. Lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Câu 28. Các quốc gia nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa gồm: A. Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Campuchia. B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Inđônêxia. C. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Thái Lan, Myanmar, Lào, Việt Nam. Câu 29. Đường đẳng áp là gì? A. Là đường nối các điểm có cùng nhiệt độ bằng nhau. B. Là đường nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau. C. Là đường nối các điểm có cùng độ sâu với nhau. D. Là đường nối các điểm có cùng độ cao với nhau. Câu 30. Ở Đông Á, về mùa đông gió thổi từ trung tâm áp cao nào đến áp thấp nào? A. Tứ áp cao Haoai đến áp thấp I - ran. B. Từ áp cao Xibia đến áp thấp Xích đạo. C. Từ áp cao Xibia đến áp thấp A – ê – út. D. Từ áp cao Xibia đến áp thấp Ô – xtrây – li – a. Câu 31. Vào mùa đông ở Châu Á không có trung tâm áp thấp nào sau đây? A. Áp thấp xích đạo Ô-xtrây-li-a. B. Áp thấp Nam Đại Tây Dương. C. Áp thấp Ai-xơ-len. D. Áp thấp A-lê-út. Câu 32. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi châu Á ? A. Có ít hệ thống sông lớn. B. Có chế độ nước khá phức tạp. C. Các sông phân bố không đều. D. Mạng lưới sông ngòi khá phát triển. Câu 33. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? A. Ôn đới. B. Xích đạo. C. Nhiệt đới. D. Cực và cận cực.
  4. 4 Câu 34. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? A. Cận nhiệt gió mùa. B. Nhiệt đới gió mùa. C. Ôn đới gió mùa. D. Nhiệt đới khô. Câu 35. Kiểu khí hậu gió mùa ẩm có đặc điểm chung là gì? A. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa. B. Mùa đông có thời tiết khô và lạnh, mùa hạ thời tiết khô nóng. C. Mùa đông ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng. D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm. Câu 36. Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới ở châu Á là: A. Bai can B. Ban khát. C. Aran. D. Caxpi. Câu 37. Sông nào không thuộc khu vực châu Á? A. Tigrơ. B. Nin. C. Ô-bi. D. Hằng. Câu 39. Hướng gió chính vào mùa đông ở châu Á là: A. Tây Bắc. B. Tây Nam. C. Đông Bắc. D. Đông Nam. Câu 40. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào? A. Nê-grô-ít. B. Ô-xtra-lô-ít. C. Ơ-rô-pê-ô-ít. D. Môn-gô-lô-ít. Câu 40. Quốc gia có số dân đứng đầu thế giới hiện nay là quốc gia nào? A. In-đô-nê-xi-a. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 41. Con sông dài nhất ở châu Á là con sông nào? A. Sông Trường Giang. B. Sông Mê Kông. C. Sông A Mua. D. Sông Hằng. Câu 41. Các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á chủ yếu phát triển loại cảnh quan nào? A. Bán hoang mạc và hoang mạc. B. Thảo nguyên rừng. C. Rừng lá rộng. D. Rừng lá kim. Câu 42. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng phân bố chủ yếu ở khu vực nào của châu Á? A. Bắc Á. B. Đông Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á. Câu 43. Ở châu Á, chủng tộc Ô – xtra – ô – it phân bố chủ yếu ở khu vực nào? A. Đông Á và Nam Á. B. Tây Nam Á và Trung Á. C. Đông Nam Á và Nam Á. D. Đông Á và Đông Nam Á. Câu 44. Gió mùa mùa đông ở Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á có tính chất: A. nóng, ẩm, mưa nhiều. B. lạnh, khô, ít mưa. C. lạnh, ẩm D. khô nóng. Câu 45. Các dãy núi ở châu Á có hướng chính là A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây. C. tây bắc – đông nam và vòng cung. D. bắc – nam và vòng cung. Câu 46. Châu Á có sự phân bố dân cư như thế nào? A. Tập trung đông đúc. B. Phân bố đồng đều. C. Tập trung thưa thớt. D. Phân bố không đồng đều. Câu 47. Khu vực nào của châu Á có mạng lưới sông dày, các sông lớn chảy theo hướng từ nam lên bắc?
  5. 5 A. Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á và Đông Nam Á. D. Tây Nam Á và Trung Á. Câu 48. Các sông lớn của Bắc Á chủ yếu đổ vào đại dương nào? A. Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương Câu 49. Địa hình châu Á có đặc điểm gì? A. Hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình. B. Hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao. C. Hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới. D. Hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Câu 50. Khu vực Đông Nam Á có đới cảnh quan tự nhiên nào? A. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. B. Rừng nhiệt đới ẩm. C. Cảnh quan núi cao. D. Thảo nguyên. Câu 51. Dân số châu Á năm 2002 chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? A. 60%. B. 60,6%. C. 61,6%. D. 62,6%. Câu 52. Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á? A. Đồng bằng Tu-ran. B. Đồng bằng sông Nin. C. Đồng bằng Ấn-Hằng. D. Đồng bằng Lưỡng Hà. Câu 53. Dân cư châu Á chủ yếu theo chủng tộc nào dưới đây? A. Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít. B. Môn-gô-lô-ít, Ô-xtra-lô-ít. C. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít. D. Nê-grô-ít, Ô-xtra-lô-ít. Câu 54. Khu vực Nam Á phát triển chủ yếu đới cảnh quan nào sau đây? A. Xavan và cây bụi. B. Rừng nhiệt đới ẩm. C. Rừng cận nhiệt đới ẩm. D. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. Câu 55. Các sông ngòi ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước: A. khá ổn định. B. khá điều hòa. C. khá phức tạp. D. khá thất thường. Câu 56. Đới cảnh quan tự nhiên nào phổ biến ở Bắc Á? A. Đài nguyên. B. Thảo nguyên. C. Xavan và cây bụi. D. Cảnh quan núi cao. Câu 57. Doc theo kinh tuyên 800Đ tư Băc xuông nam co cac canh quan nào dưới đây? A. Đai nguyên, rưng la kim, thao nguyên, nui cao, xavan, cây bui, rưng nhiêt đơi âm. B. Đai nguyên, rưng la kim, thao nguyên, hoang mac, ban hoang mac, nui cao, xavan, cây bui. C. Đai nguyên, rưng la kim, thao nguyên, hoang mac, ban hoang mac, nui cao, cây bui la cưng Đia Trung Hai. D. Đai nguyên, rưng la kim, thao nguyên, hoang mac, ban hoang mac, nui cao, xavan, cây bui, rưng nhiêt đơi âm. Câu 58. Năm 2002, Châu Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số như thế nào? A. Bằng mức trung bình năm của thế giới. B. Cao hơn mức trung bình năm của thế giới. C. Thấp hơn mức trung bình năm của thế giới. D. Cao gấp đôi mức trung bình năm của thế giới. Câu 59. Dân cư châu Á tập trung chủ yếu ở những khu vực nào? A. Trung Á, Tây Á, Tây Nam Á. B. Tây Á, Bắc Á, Đông Bắc Á. C. Bắc Á, Trung Á ,Tây Á. D. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
  6. 6 Câu 60. Dân cư châu Á chủ yếu tập trung ở những khu vực có đồng bằng màu mỡ là: A. Trung Á, Tây Á và Tây Nam Á. B. Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á. C. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. D. Tây Á, Bắc Á và Đông Bắc Á. Câu 61. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của Châu á? A. Địa hình bị chia cắt phức tạp. B. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục. C. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ. D. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Câu 62. Gio mua la gi? A. Gio thôi theo mua. B. Gio thôi theo hương ngươc chiêu nhau theo mua. C. Gio hoat đông ơ khu vưc Đông A, Đông Nam A, Nam A. D. Gio thôi theo mua va co hương ngươc chiêu nhau theo mua. Câu 63. Do vị trí và kích thước lãnh thổ kéo dài nên khí hậu châu Á rất đa dạng, theo thứ tự từ vùng cực Bắc xuống X ích đạo gồm có: A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới. B. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu xích đạo. C. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo. D. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo. Câu 64. Các khu vực thuộc kiểu khí hậu gió mùa của châu Á có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu là A. ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. B. đón gió từ lục địa thổi ra mang nhiều hơi ẩm gây mưa. C. đón gió từ đại dương thổi vào mang nhiều hơi ẩm gây mưa. D. đón gió từ lục địa thổi ra kết hợp gió từ đại dương thổi vào gây mưa. Câu 65. Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu? A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. B. Do lãnh thổ phân hóa theo chiều từ tây sang đông. C. Do ảnh hưởng của các địa hình theo độ cao. D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn. Câu 66. Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á giảm đáng kể do đâu? A. Do sự chuyển cư B. Do thu hút nhập cư. C. Do phân bố lại dân cư. D. Do thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Câu 67. Các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của châu Á là các đồng bằng nào sau đây? A. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Âu, Tu-ran. B. Lưỡng Hà, Mit-xi-xi-pi, Hoa Bắc, Tu-ran. C. Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung.
  7. 7 D. Ấn - Hằng, A-ma-dôn, Tây Xi-bia, sông Mê Kông. Câu 68. Hệ thống sông ngòi nào của châu Á có đặc điểm thưa thớt và kém phát triển? A. Bắc Á. B. Đông Á. C. Đông Nam Á và Nam Á. D. Tây Nam Á và Trung Á. Câu 69. Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc chủ yếu ở: A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung. D. Phân bố cả nước. Câu 70. Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á (phần đất liền) kéo dài trên những vĩ độ nào sau đây? A. 87'44'B – 1016'B. B. 76044'B – 2016'B. C. 77044’B – 1016'B. D. 78043’B – 1017'B.