Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hùng Thuận 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_n.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2021-2022

  1. Tài liệu ôn tập KT giữa kỳ GDCD- Lớp 10- Năm học 2021- 2022 BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG    I. CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất về A. xã hội loài người, được ghi chép lại thành hệ thống. B. khoa học, được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau. C. thế giới, được hình thành và phát triển trong lịch sử. D. thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Câu 2: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. phát triển. B. đứng im. C. không vận động. D. không phát triển Câu 3: Phương pháp luận siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong A. trạng thái đứng im, cô lập. B. quá trình vận động không ngừng. C. sự ràng buộc lẫn nhau. D. trạng thái vận động, phát triển. Câu 4: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật? A. Vật chất là cái quyết định ý thức. B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức. C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại khách quan. Câu 5: Quan điểm nào dưới đây phù hợp với thế giới quan duy tâm? A. Vật chất tồn tại khách quan. B. Vật chất là cái quyết định ý thức. C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức. Câu 6: Thế giới vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quan A. thần thoại. B. duy tâm. C. duy vật. D. tôn giáo. Câu 7: Cách thức chung nhất để đạt mục đích đặt ra được gọi là A. phương tiện. B. phương hướng. C. công cụ. D. phương pháp. Câu 8: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. tôn giáo. B. thế giới quan. C. phương pháp luận. D. nhân sinh quan. Câu 9: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. thuyết siêu hình. B. thuyết tôn giáo. C. thế giới quan duy vật. D. thế giới quan duy tâm. Câu 10: Việc áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác đó là biểu hiện của cách xem xét các sự vật và hiện tượng theo phương pháp luận A. duy tâm. B. duy vật. C. biện chứng. D. siêu hình. Câu 11. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. giới tự nhiên và tư duy. B. giới tự nhiên và đời sống xã hội. C. thế giới khách quan và xã hội. D. đời sống xã hội và tư duy. Câu 12. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây? 1
  2. Tài liệu ôn tập KT giữa kỳ GDCD- Lớp 10- Năm học 2021- 2022 A. Ngắt quãng. B.Thụt lùi. C.Tuần hoàn. D.Tiến lên. Câu 13: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại được là do luôn A. biến đổi. B. bất biến. C. vận động. D. đứng yên. Câu 14: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. vận động. D. tăng trưởng. II. CÂU HỎI MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 15. Những câu nào dưới đây thuộc thế giới quan duy vật? A. Có thực mới vực được đạo. B. Số giàu tay trắng cũng giàu. C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. D.Trời cho hơn làm. Câu 16. Những câu nào dưới đây nói phương pháp luận biện chứng? A.Tre già măng mọc. B. Phú quý tại thiên. C. Sống chết có mệnh. D. Giàu sang do trời. Câu 17. Quan điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của thế giới quan duy tâm? A. Mời thầy cúng về đuổi ma. B. Tin một cách mù quáng vào bói toán. C. Chữa bệnh bằng bùa phép. D. Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Câu 18. Câu nói "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời" phản ánh thế giới quan nào dưới đây? A. Duy tâm. B. Siêu hình. C. Khoa học. D. Duy vật. Câu 19: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận siêu hình? A. Rút dây động rừng. B. Cha nào, con nấy. C. Tre già măng mọc. D. Môi hở răng lạnh. Câu 20: Quan niệm “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” mang yếu tố nào sau đây về phương pháp luận? A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Biện chứng. D. Siêu hình. Câu 21: Trong các câu ca dao tục ngữ sau, câu nào không phải là phương pháp luận biện chứng? A. Rút dây động rừng B. Con vua thì lại làm vua. C. Có công mài sắt có ngày nên kim D. Nước chả đá mòn III. CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 22. Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm. C. phương pháp luận siêu hình. D. phương pháp luận biện chứng. Câu 23. A và Mẹ thường xuyên đi lễ chùa cầu mong đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sắp tới. Việc làm của A và mẹ A thuộc thế giới quan nào dưới đây? A. duy tâm. B. duy vật. C.triết học. D. siêu hình. . 2
  3. Tài liệu ôn tập KT giữa kỳ GDCD- Lớp 10- Năm học 2021- 2022 CHỦ ĐỀ : SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT    I. CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là A. tăng trưởng. B. phát triển. C. tiến hoá. D. tuần hoàn. Câu 2: Trong quá trình vận động và phát triển, hai mặt đối lập luôn tác động, bài trừ gạt bỏ nhau triết học gọi đó là sự A. đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. liên hệ giữa các mặt đối lập. C. gắn bó giữa các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 3: Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho hai mặt đối lập A. tách biệt lẫn nhau. B. làm tiền đề cho nhau. C. bài trừ lẫn nhau D. gạt bỏ lẫn nhau. Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đấu tranh giữa các mặt đối lập biểu hiện ở chỗ trong quá trình vận động và phát triển, chúng luôn luôn A. tách biệt nhau. B. gắn bó với nhau. C. liên hệ với nhau D. gạt bỏ nhau Câu 5: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, trong triết học gọi là phủ định A. chủ quan.B. siêu hình. C. biện chứng. D. khách quan. Câu 6: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự A. phát triển của sự vật, hiện tượng. B. tác động từ bên ngoài. C. biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. D. tác động từ bên trong. Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới từ sự phát triển của bản thân vật hiện tượng cũ, trong triết học gọi là phủ định A. biện chứng. B. khách quan.C. chủ quan. D. siêu hình. Câu 8: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. quá trình giải quyết mâu thuẫn. B. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. C. lượng đổi dẫn đến chất đổi. D. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Câu 10: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì A. sự vật thay đổi B. chất mới ra đời C. sự vật phát triển D. lượng mới hình thành Câu 11: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn. Câu 12: Trong quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo chiều hướng nào dưới đây? A. Vận động đi theo một đường thẳng tắp. B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp. 3
  4. Tài liệu ôn tập KT giữa kỳ GDCD- Lớp 10- Năm học 2021- 2022 C. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao. D. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới. II. CÂU HỎI MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 13. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Cây khô héo mục nát. D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. Câu 14. Câu nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến. B.Các giống loài mới thay thế giống loài cũ. C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật. D. Học sinh đổi mới phương pháp học tập. Câu 15. Câu nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình? A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến. B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến. C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 16. Câu nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn. B. Gió bão làm đổ cây. C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng. Câu 17. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển? A. Máy bay cất cánh. B. Nước bay hơi. C. Muối tan trong nước. D. Cây ra hoa kết quả. Câu 18: Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong đạo đức xã hội? A. Nghĩa vụ – tự trọng. B. Danh dự - nhân phẩm. C. Bản năng – lí trí. D. Thiện - ác. Câu 19: Khi nói về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống được gọi là A. hai yếu tố. B. những thuộc tính. C. những sự vật. D. hai mặt đối lập. Câu 20: Trong mỗi nguyên tử, các điện tích âm và điện tích dương luôn có xu hướng bài trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi đó là sự A. đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. liên hệ giữa các mặt đối lập. C. gắn bó giữa các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập. III. CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 21: Hành vi khai thác gỗ trái phép của công ty H, làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của con người. Hành vi của công ty H là nói đến phủ định nào dưới đây? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Quá khứ. D. Hiện tại. Câu 22. Sau khi học xong bài 3 môn GDCD, A nói B: “Từ một học sinh yếu cố gắng trở thành học sinh khá là vận động theo chiều hướng tiến lên”. Lời A nói đến nội dung nào dưới đây? A. Phát triển B.Vận động. C.Tuần hoàn. D. Xã hội. Câu 23: Bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lụi bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày theo trâu Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày. Và bao cô gái đang ngồi máy cấy. Quá trình chuyển đổi từ cấy lúa bằng tay, sang cấy bằng máy cấy là biểu hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Phát triển. D. Thế giới quan. Câu 24: Hai bạn M, T là những học sinh giỏi của lớp, xong gia đình nhà nghèo nên không thể thực hiện được ước mơ học đại học sau khi tốt nghiệp. Bạn M quyết định đi làm công nhân để giúp gia đình, còn bạn 4
  5. Tài liệu ôn tập KT giữa kỳ GDCD- Lớp 10- Năm học 2021- 2022 T đã xin vào làm việc cho môt công ty gần nhà,bạn vừa kết hợp đi làm và đi học. Những ai dưới đây vận dụng đúng cách giải quyết mâu thuẫn để có thể duy trì việc học của bản thân? A. Bạn T. B. Bạn M. C. Bạn Q. D. Bạn H. -Hết- 5