Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 09/01/2023 4220
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_7_bai_23_kinh_te_van_hoa.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM BÀI 23 MÔN LỊCH SỬ 7: KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI-XVIII Câu 1: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần? A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ Câu 2: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào? A. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thương nhân C. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới Câu 3: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong? A. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang B. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn C. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi D. Thủ công nghiệp phát triển Câu 4: Đến thế kỉ nào tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng? A. Thế kỉ XVIII B. Thế kỉ XVII C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XV Câu 5: Sau khi đặt phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cho sát nhập vùng đất nào ở phía nam vào phủ này? A. Long An, Tiền Giang B. Bến Tre, Đồng Tháp C. Rạch Giá, Cà Mau D. Mĩ Tho, Hà Tiên Câu 6: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay, trước đây thuộc dinh nào của phủ Gia Định? A. Dinh Trấn Biên B. Dinh Phiên Trấn C. Dinh Trấn Quốc D. Tất cả các dinh trên Câu 7: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV? A. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh” B. Thời nhà Mạc C. Không phải các triều đại trên D. Thời “chúa Nguyễn” Câu 8: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta? A. Đạo Nho tồn tại ở nước ta B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh D. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh Câu 9: Dưới chính quyền của vua Lê, chúa Trịnh rất quan tâm đến công tác thủy lợi và khai hoang. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào? A. Nhà nhà no đủ B. Đói khổ, bần cùng C. Tất cả đều đúng D. Vẫn còn thiếu thốn Câu 11: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào? A. Được xem như quốc giáo
  2. B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại C. Không hề được quan tâm D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn Câu 12: Kẻ chợ còn có tên gọi là gì? A. Thăng Long B. Thuận Hóa C. Phố Hiến D. Hội An Câu 13: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì? A. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến C. Vạch trần quan lại tham nhũng D. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát Câu 14: Trạng Trình là tên dân gian của ai? A. Lương Thế Vinh B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Vũ Hữu D. Lương Đắc Bằng Câu 15: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII? A. Nhờ việc giảm tô, thuế B. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp C. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi Câu 16: Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định vào năm nào? A. Năm 1771 B. Năm 1776 C. Năm 1698 D. Năm 1689 HẾT ĐÁP ÁN 1 A 5 D 9 B 13 D 2 C 6 A 10 A 14 B 3 C 7 A 11 B 15 D 4 B 8 D 12 C 16 C