Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3030
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_10_bai_5_trung_quoc_thoi.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 10 BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Câu 1: Một trong các tác dụng của chính sách quân điền thời nhà Đường là: A. Nhà nước gắn bó với nông dân. B. nông dân có ruộng đất canh tác. C. hạn chế phong trào đâu tranh của nông dân. D. nông dân sẵn sàng ủng hộ Nhà nước. Câu 2: Chính sách kinh tế của nhà Tần thì ban hành chế độ tiền tệ đo lường thống nhất, còn chính sách kinh tế của nhà Hán thì: A. thực hiện chế độ quân điền B. giảm tô thuế cho nông dân C. giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp. D. thực hiện cải cách ruộng đất Câu 3: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là: A. Nông dân tự canh. B. Nông dân lĩnh canh C. Nông dân làm thuê. D. Nông nô. Câu 4: Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào? A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc. B. Thời Tây Tấn. C. Thời Đông Tấn. D. Thời Tam quốc. Câu 5: Quan hệ phong kiến xuất hiện, đó là quan hệ giữa địa chủ với: A. nông dân lĩnh canh. B. nông dân công xã. C. nông dân tự canh. D. nông dân giàu có. Câu 6: Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm, sau đó nhà Hán lên thay? A. 10 năm. B. 15 năm. C. 20 năm. D. 22 năm. Câu 7: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời nhà Tần là gì? A. Trấn, phủ B. Quận, huyện C. Huyện, xã D. Phủ, thành Câu 8: Điểm mới về văn học thời Minh, Thanh là gì? A. “Tiểu thuyết lịch sử”. B. “Tiểu thuyết chương hồi”. C. “Tiểu thuyết dân gian”. D. “Tiểu thuyết kế chuyện”. Câu 9: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ đâu? A. Nông dân tự canh B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng. C. Tá điền D. Nông dân giàu có bị phá sản. Câu 10: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào? A. Quý tộc với nông dân công xã. B. Quý tộc với nô lê. C. Địa chủ với nông dân tự canh. D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. Câu 11: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Tử Cấm Thành. B. Vạn Lí Trường Thành. C. Ngọ Môn. D. Lũy Trường Dục. Câu 12: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. 206 TCN - 221. B. 207 TCN - 222. C. 207 TCN - 221. D. 206 TCN - 212. Câu 13: Xoá bỏ chế độ pháp Luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào? A. Nhà Nguyên. B. Nhà Đường. C. Nhà Tống. D. Nhà Hán. Câu 14: Thuỷ Hử là một tác phẩm nỗi tiếng ở Trung Quốc của tác giả nào. A. Thị Nại Am. B. Tào Tuyết Cân. C. Ngô Thừa Ấn. D. La Quán Trung.
  2. Câu 15: Ở Trung Quốc thời phong kiến, quan hệ ngũ thường để chỉ mối quan hệ: A. ngũ bá, thất hùng. B. vua, quý tộc, quan lại, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh. C. Hán, Sở tranh hùng. D. nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Câu 16: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn tri trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào? A. Vua - tôi, cha- con, bạn bè. B. Vua - tôi, vợ - chồng, cha - con. C. Vua - tôi, cha - con, vợ - chồng. D. Các quan hệ trên. Câu 17: Tác phẩm Hồng Lâu Mộng viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu trai gái của tác giả: A. La Quản Trung. B. Ngô Thừa Ấn. C. Tào Tuyết Cần. D. Thi Nại Am. Câu 18: Xã hội đưới thời phong kiến nhà Đường - Tông ở Trung Quốc có các tầng lớp được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: A. Hoàng đế và nhân dân. B. Hoàng đế, quan lại, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và nô lệ. C. Hoàng đế, quý tộc, quan lại, nông dân, nô lệ D. Hoàng đế, quan lại, nô lệ. Câu 19: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung/ Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiểu”. Đó là quan điểm của: A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 20: Dưới thời nhà Tân ở Trung Quốc, giai cấp địa chủ được hình thành từ: A. nông dân công xã có nhiều ruộng đất. B. tầng lớp quý tộc có nhiều ruộng đất. C. quý tộc chiếm hữu được nhiều ruộng đất. D. quan lại có nhiêu ruộng đất và nông dân giàu có. Câu 21: Ở Trung Quốc thời phong kiến, cuộc khởi nghĩa của nông dân nào làm cho nhà Minh sụp đổ? A. Chu Nguyên Chương. B. Triệu Khuông Dân. C. Lý Tự Thành. D. Hoàng Sào. Câu 22: Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào? A. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt. B. Việt Nam, Ấn Độ. C. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam. D. Mông Cổ, Cham-pa. Câu 23: Chế độ quân điền đưới thời nhà Đường là: A. tịch thu ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo. B. lấy ruộng đất của Nhà nước chia cho nông dân. C. lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. D. lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân. Câu 24: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ: A. Quan lại và một số nông dân giàu có. B. Quan lại C. Quan lại, quý tộc, tăng lữ. D. Quý tộc và tăng lữ Câu 25: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, ghi chép sự thật lịch sử của mấy ngàn năm từ thời kì nào đến thời kì nào? A. Thời các triều đại truyền thuyết đến nhà Tần. B. Thời nhà Tần đến nhà Hán. C. Thời các triều đại truyền thuyết đến đời Hán Vũ Đễ. D. Thời nhà Hạ đến nhà Hán.
  3. Câu 26: Dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc, nông dân bị phân hóa thành: A. Địa chủ, nông dân công xã và nông dân lĩnh canh. B. Địa chủ, nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh. C. Địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. Địa chủ và nông dân công xã. Câu 27: Điểm giỗng nhau về tô chức bộ máy nhà nước thời nhà Tân và nhà Hán là: A. chia đất nước thành trung ương và địa phương. B. chia đất nước theo bộ máy cai trị. C. chia đất nước thành các châu. D. chia đất nước thành quận, huyện. Câu 28: Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho Nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối. Đó là một trong những nội dung của: A. chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. B. tịch điền. C. tam nông. D. quân điền. Câu 29: Vào thời nào của nhà Hán, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến? A. Thời Hán Vũ Đề. B. Thời Hán Quang Vũ. . C. Thời Hán Ấn Đề. Câu 30: Phật giáo được thịnh đạt nhất ở Trung Quốc vào thời kì nào? A. Thời nhà Thanh. B. Thời nhà Chu. C. Thời nhà Minh. D. Thời nhà Đường. Câu 31: Nhà Minh được thành lập trong khoảng thời gian nào? Do ai sáng lập? A. Khoảng thời gian 1368 - 1474, do Chu Nguyên Chương sáng lập. B. Khoảng thời gian 1271 - 1464, do Hoàng Sảo. C. Khoảng thời gian 1271 - 1368, do Ngô Quảng sáng lập. D. Khoảng thời gian 1368 - 1464, do Chu Nguyên Chương sáng lập. Câu 32: Năm 770 - 475 TCN, tương ứng với thời nào ở Trung Quốc? A. Thời nhà Tần B. Thời Chiến Quốc. C. Thời Xuân Thu D. Thời nhà Hán. Câu 33: Một bộ phận nông dân Trung Quốc dưới thời nhà Tần giữ được ruộng đất để cày cây gọi là gì? A. Nông dân tự canh. B. Nông dân giàu có. C. Nông dân công xã. Câu 34: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào? A. Nhà Hán. B. Nhà Chu. C. Nhà Tần D. Nhà Hạ. Câu 35: Ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần: A. Tạo điêu kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần. B. Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc và tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc Câu 36: Biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh về lĩnh vực nông nghiệp là hình thức nào? A. “Chủ xuất vốn”, “nông dân xuất sức”. B. Bao mua. C. Tự canh. D. Thuê đất. Câu 37: Nhà triết học Trung Quốc đề xướng ra học thuyết Nho giáo, một học thuyết chính trị có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới. Đó là ai? A. Không Tử. B. Tôn Tử. C. Đồng Trọng Thư. D. Mạnh Tử. Câu 38: Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập? A. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập. B. Thời phong kiến Tần – Hán, do Khổng Tử sáng lập C. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập
  4. Câu 39: Thời kì nhà Đông Hán mở rộng xâm lược nước ta, gặp phải cuộc khởi nghĩa nào của quân dân ta? A. Khởi nghĩa Lý Bí B. Khởi nghĩa Bà Triệu C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. Khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 40: Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần như thế nào? A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã. B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh. C. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân tự canh. D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân công xã. Câu 41: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Đó là chính sách của triểu đại nào ở Trung Quốc? A. Nhà Tùy (589 — 618). B. Nhà Đường (618 — 907). C. Nhà Tần (221 - 206 TCN). D. Nhà Hán (206 TCN đến 220). Câu 42: Hai nhà thơ nỗi tiếng ở Trung Quốc thời nhà Đường là: A. Tư Mã Thiên và Đỗ Phủ. B. Lý Bạch và Thi Nại Am. C. Đỗ Phủ và Lý Bạch. D. Bạch Cư Dị và La Quán Trung. Câu 43: Chính sách đối ngoại của nhà Hán là: A. chiến tranh xâm lược các nước Đông Nam Ẳ. B. mở rộng chiến tranh xâm lược phương Nam và phương Bắc. C. chiến tranh xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam. D. chiến tranh xâm lược Đại Việt. Câu 44: Nhà Đường do ai lập ra? A. Triệu Khuông Dân. B. Hoàng Sào. C. Chu Nguyên Chương.D. Lý Uyên. Câu 45: Vào thời kì nào ở Việt Nam, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến? A. Thời nhà Lý. B. Thời nhà Trần. C. Thời nhà Lê. D. Thời nhà Hồ. Câu 46: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào? A. Giai cấp địa chủ xuất hiện và Nông dân bị phân hoá. B. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. Câu 47: Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của Nho giáo. A. Nhân - Nghĩa – Lễ - Tín - Trí. B. Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín. C. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. D. Nhân - Nghĩa - Tín - Trí – Lễ. ĐÁP ÁN 1 C 11 B 21 C 31 D 41 C 2 C 12 A 22 A 32 C 42 C 3 B 13 D 23 D 33 A 43 C 4 A 14 A 24 A 34 C 44 D 5 A 15 D 25 C 35 B 45 C 6 B 16 B 26 B 36 C 46 A 7 B 17 C 27 D 37 A 47 C 8 B 18 B 28 D 38 D 9 B 19 A 29 A 39 C 10 D 20 D 30 D 40 B