Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 2 trang binhdn2 09/01/2023 2810
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_10_bai_18_cong_cuoc_xay.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV Câu 1: Công việc chủ yếu trong các xưởng thủ công triều đình A. đúc vũ khí, đóng thuyền. B. đúc tiền, làm gốm. C. đúc vũ khí, làm gốm. D. đúc tiền, dệt vải. Câu 2: Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ A. điền trang. B. quân điền. C. lộc điền. D. đồn điền. Câu 3: Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X – XV là A. đất đai màu mỡ, diện tích lớn. B. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu. C. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ. D. điều kiện khí hậu thuận lợi. Câu 4: Dưới thời nhà Trần đã đặt thêm chức gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê. A. Đồn điền sứ B. Đắp đê sứ C. Hà đê sứ D. Khuyến nông sứ Câu 5: Tình hình chính trị và kinh tế của nước Đại Việt dưới thời Lý - trần như thế nào? A. Chính trị ổn định, kinh tế chậm phát triển B. Chính trị chưa ổn định, kinh tế còn khó khăn C. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển D. Chính trị chưa ổn định nhưng kinh tế đã phát triển thịnh đạt. Câu 6: Các triều đại phong kiến tổ chức lễ cày tich điền nhằm mục đích A. khuyến khích nhân dân sản xuất. B. khai khẩn đất hoang. C. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. D. bảo vệ đê điều. Câu 7: Các quan xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các TK XI – XV gọi là A. công xưởng. B. quan xưởng. C. quân xưởng. D. đồn điền. Câu 8: Trên vùng biên giới Việt - Trung, từ thời nào đã hình thành các điểm trao đổi hàng hoá? A. Nhà Đinh - Tiền Lê B. Nhà Lý C. Nhà Trần D. Nhà Hồ Câu 9: Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thương nghiệp trong các thế kỉ X – XV là A. nhiều đô thị được hình thành và buôn bán sầm uất. B. giao lưu buôn bán với người phương Tây. C. buôn bán trong nước phát triển, giao lưu buôn bán bên ngoài. D. có bước phát triển so với các thế kỉ trước đó. Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy buôn bán trong nước ở các thếkỉ X- XV phát triển? A. Sự xuất hiện các hải cảng. B. Sự xuất hiện chợ làng, chợ huyện, chợ chùa. C. Sự xuất hiện của các nhà buôn. D. Nhiều thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Câu 11: Các vua Lý, vua Lê hàng năm thường về các địa phương để làm gì? A. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân. B. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi. C. Kiểm tra lại nhân khẩu ở địa phương. D. Làm lễ cày ruộng tịch điền. Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X- XV? A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp. B. Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúc tiền, rèn vũ khí. C. Các triều đại phong kiến đều khuyến khích ngoại thương phát triển. D. Các triều đại phong kiến chú ý công tác thủy lợi, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng khi đánh giá về thủ công nghiệp của nước ta trong các thế kỉ X- XV? A. Các nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh. B. Thợ quan xưởng đã sản xuất một số sản phẩm kĩ thuật cao. C. Một số làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển. D. Đã xuất hiện một số nghề thủ công mới được du nhập từ phương Tây. Câu 14: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng "Từ thời , nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp. A. Lý - Trần B. Trần C. Đinh- Tiền Lê D. Lý Câu 15: Dưới thời Lý - Trần, Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng và cấp cho đối tượng nào?
  2. A. Thưởng cho những người có công và cấp cho hộ nông dân nghèo B. Thưởng cho quý tộc và cấp cho dòng tộc C. Thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền D. Thưởng cho quân đội và cấp cho làng xã. Câu 16: Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bơ các con sông lớn vào năm nào? A. 1225 B. 1252 C. 1247 D. 1248 Câu 17: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân dân Đại Việt đã thực hiện là A. thâm canh tăng vụ. B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới. D. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt. Câu 18: Dưới thời nào đã thành lập các xưởng thủ công gọi là hai cục Bách tác? A. Thời Đinh - Tiền Lê B. Thời Lý C. Thời trần D. Thời Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần Câu 19: Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là A. sự phòng phú của các mặt hàng mĩ nghệ. B. sự ra đời của đô thị Thăng Long. C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống. D. hệ thống chợ làng phát triển. Câu 20: Năm 1149, nhà Lý lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì? A. Làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài B. Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm C. Làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công D. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với ấn Độ Câu 21: Thời Lê, ngoại thương giảm sút do A. nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. B. các cửa biển bị bồi lấp gây khó khăn cho thuyền bè qua lại. C. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến. D. chế độ thuế khóa nặng nề. Câu 22: Biện pháp quan trọng nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp của các triều đại phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) là A. Quan tâm công tác trị thủy, thủy lợi. B. Thực hiện phép quân điền. C. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích đất. D. Nhà vua làm lễ cày tịch điền. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 7 B 13 D 19 C 2 B 8 D 14 D 20 C 3 C 9 C 15 C 21 A 4 A 10 B 16 A 22 B 5 C 11 D 17 B 6 A 12 C 18 D