Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 3 trang binhdn2 09/01/2023 2930
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_10_bai_14_cac_quoc_gia_c.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 BÀI 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM Câu 1: Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gì? A. Thờ cúng tổ tiên B. Thờ thần Mặt trời C. Sùng bái tự nhiên D. Thờ thần Núi Câu 2: Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất, công cụ lao động nào được sử dụng phổ biến? A. Sắt. B. Đồng thau. C. Tre, gỗ D. Đá. Câu 3: Lí do dẫn đến sự ra đời của Nhà nước đầu tiên ở nước ta? A. Do nhu cầu phân hoá xã hội sâu sắc B. Do nhu cầu về thuỷ lợi, quản lí xã hội và liên kết chống ngoại xâm C. Do nhu cầu về thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp D. Do nhu cầu liên kết chống ngoại xâm Câu 4: Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến là A. bằng đồng thau. B. tre, gỗ. C. bằng sắt. D. bằng đá. Câu 5: Con trai của Vua Hùng Vương gọi là gì? A. Thiên Tử B. Quan Lang C. Thái Tử D. Lạc tướng Câu 6: Nước Văn Lang tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ IV TCN B. Khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ TCN C. Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ III TCN D. Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN Câu 7: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu? A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). B. Thăng Long (Hà Nội). C. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú). D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Câu 8: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây? A. Ốc Eo. B. Đông Sơn. C. Sa Huỳnh. D. Đồng Nai. Câu 9: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. thủ công nghiệp. B. du mục. C. trồng lúa nước. D. thương nghiệp. Câu 10: Ở thời kỳ nguyên thủy, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho cư dân trên đất nước ta A. phát triển nghề nông trồng lúa nước. B. sống định cư trong các bản làng. C. mở rộng địa bàn cư trú. D. sử dụng hợp lý các loại công cụ lao động. Câu 11: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo của nghề đúc đồng của người Việt xưa là gì? A. Tháp đồng B. Trống đồng C. Các loại vũ khí bằng đồng D. Công cụ sản xuất bằng đồng Câu 12: Trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc có ba tầng lớp đó là những tầng lớp nào? A. Vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do B. Vua, quan lại và nông dân C. Vua, quý tộc và bình dân D. Vua quan, nông dân và nô tì Câu 13: Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc hơn dưới thời văn hoá nào? A. Phùng Nguyên B. Hoa Lộc C. Sa Huỳnh D. Đông Sơn Câu 14: Yếu tố nào sau đây không phải là tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Nhu cầu trị thủy. B. Xã hội phân hóa sâu sắc. C. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp. D. Chống ngoại xâm. Câu 15: Quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây? A. Sa Huỳnh. B. Đồng Nai. C. Ốc Eo. D. Đông Sơn. Câu 16: Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là A. vua, quan lại, tăng lữ. B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì. C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh. D. vua, địa chủ và nông nô. Câu 17: Nền văn minh đầu tiên của nước ta gọi là gì? A. Văn minh sông Hồng B. Văn minh Đại Việt C. Văn minh Âu lạc D. Văn minh Văn Lang Câu 18: Vua Hùng Vương đặt các quan chức, trong đó Tưởng văn gọi là gì? A. Lạc hầu B. Bồ Chính C. Lạc tưởng D. Quan Lang Câu 19: Quốc gia Văn lang ra đời vào khoảng thời gian nào
  2. A. Khoảng thế kỉ VII TCN B. Khoảng thế kỉ VI TCN C. Khoảng thế kỉ V TCN D. Khoảng thế kỉ VIII TCN Câu 20: cả nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là ai? A. Quan Lang. B. Lạc hầu. C. Lạc tướng. D. Bồ chính. Câu 21: Nét đặc sắc về văn hoá của cư dân Việt cổ là gì? A. Thờ các vị thần thiên nhiên B. Thờ cúng, sùng kính những người có công với nước C. Thờ cúng tổ tiên D. Tổ chức cưới xin, ma chay Câu 22: Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là A. phân chia giai cấp, trị thủy. B. chống ngoại xâm, quản lý xã hội. C. trị thủy, phân chia giai cấp. D. trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm. Câu 23: Nhà nước Văn Lang dưới thời vua Hùng, đất nước ta chua làm bao nhiêu bộ? A. 14 bộ B. 16 bộ C. 15 bộ D. 12 bộ Câu 24: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai? A. Thục Phán B. Lạc Tướng C. Vua Hùng D. An Dương Vương Câu 25: Thời kì nào của Trung Quốc đem quân đánh nước Văn Lang? A. Nhà Hạ B. Nhà Chu C. Nhà Tần D. Nhà Hán Câu 26: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là A. du mục. B. trồng lúa nước. C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp. Câu 27: Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu. B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng. C. sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia. D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. Câu 28: Một trong những tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là. A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần mặt trời. C. Sùng bái tự nhiên. D. Thờ thần núi. Câu 29: Nhà nước Văn Lang, chia cả nước làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là ai? A. Quan Lang B. Bồ Chính C. Lạc hầu D. Lạc tưởng Câu 30: Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở A. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). B. Thăng Long (Hà Nội). C. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú). D. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Câu 31: Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây? A. Đông Sơn. B. Đồng Nai. C. Sa Huỳnh. D. Ốc Eo. Câu 32: Quốc gia đầu tiên của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào? A. Văn hoá Gò Mun B. Văn hoá Đông Sơn C. Văn hoá Phùng Nguyên D. Văn hoá Đồng Đậu Câu 33: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cư dân Văn Lang – Âu Lạc chuyển xuống sống tập trung ở đồng bằng là A. công tác thủy lợi thuận tiện. B. để trồng trọt và chăn nuôi. C. giao thông thuận tiện. D. đất đai màu mở, dễ canh tác. Câu 34: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần vào thế kỉ thứ III TCN? A. Hùng Vương B. Thục Phán C. Hai Bà Trưng D. Bà Triệu Câu 35: Sự phân công lao động giữ nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện vào thời kì nào? A. Thời kỳ văn hóa Ngườm. B. Thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh. C. Thời kỳ văn hoá Đông Sơn. D. Thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên. Câu 36: Sự ra đời của Nhà nước nào đã mở ra thời đại dựng nước và giữ nước A. Âu Lạc B. Văn Lang C. Lạc Việt D. Văn Lang - Âu lạc Câu 37: Người dựng nên nước Âu lạc là ai? Đóng đô ở đâu? A. Thục Phán (An Dương Vương), đóng đô ở Cổ Loa B. Hùng vương đóng đô ở Bạch Hạc C. An Tiêm, đóng đô ở Cổ Loa D. Lang Liêu, đóng đô ở Thăng Long Câu 38: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của nước ta là
  3. A. Âu Lac. B. Văn Lang, Âu Lạc. C. Lac Việt. D. Văn Lang. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 D 21 C 31 C 2 B 12 B 22 D 32 B 3 D 13 C 23 A 33 D 4 A 14 C 24 C 34 B 5 B 15 D 25 A 35 C 6 B 16 B 26 B 36 B 7 C 17 D 27 C 37 A 8 A 18 A 28 A 38 D 9 C 19 D 29 D 10 A 20 C 30 A