Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3790
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_10_bai_11_tay_au_thoi_ha.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 10 BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Câu 1: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát kiến địa lí ở thế ki XV- XVI? A. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội. B. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng C. Do khoa học - kĩ thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng. D. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước. Câu 2: Vào thế kỉ XV, con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người nước nào chiếm độc quyền? A. Thổ Nhĩ Kì B. Bỉ. C. Hà Lan. D. Đan Mạch. Câu 3: Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ mà vẫn nhằm tưởng đó là Ấn Độ? A. Va-xcô đơ Ga- ma. B. Ma-gien-lan. C. Cô-lôm-bô. D. Tất cả các nhà thám hiểm trên. Câu 4: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lĩnh vực nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả A. nông dân bị thất thiệp. B. nông dân bị tước đoạt ruộng đất. C. nông dân bị bần cùng hóa. D. nông dân không có ruộng đất làm công ăn lương cho người chủ trang trại. Câu 5: Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức là A. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế B. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa C. Làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến D. Không nộp thuế cho nhà vua Câu 6: Cuộc phát kiến địa lí thế ki XV - XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn của con người, đó là gì? A. Phát hiện ra châu Đại Dương. B. Phát hiện ra châu Mĩ C. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới. D. Phát hiện ra con đường buôn bán mới giữa phương Đông và phương Tây Câu 7: Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là A. Ph.Magienlan B. C.Côlômbô C. B.Điaxơ D. Vaxco đơ Gama Câu 8: Hướng đi của C.Côlômbô có điểm gì khác với các nhà phát kiến địa lí khác A. Đi xuống hướng nam B. Đi sang hướng đông C. Đi về hướng tây D. Ngược lên hướng bắc Câu 9: Điểm chung giống nhau trong “Cải cách tôn giáo” của Lu-thơ và Can-vanh là gì? A. Đưa giáo lí mới, nghỉ lễ mới vào đời sống tỉnh thần xã hội. B. Bãi bỏ những nghỉ lễ phiền phức. C. Quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. D. Triệt để thủ tiêu Ki-tô giáo. Câu 10: Ý không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng là A. Nền tư tưởng của chế độ phong kiến là giáo lí đạo Kitô mang nặng những quan điểm lỗi thời B. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới D. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng Câu 11: Để tích lũy vốn, ở Anh đã diễn ra phong trào A. “Rào đất cướp ruộng” B. “cừu ăn thịt người” C. Văn hóa Phục hưng D. Cải cách tôn giáo
  2. Câu 12: Giai cấp tư sản Tây Âu đã tích lũy được số vốn ban đầu nhờ vào: A. bóc lột công nhân làm thuê. B. bóc lột sức lao động của nông nô. C. các cuộc phát kiến địa li. D. buôn bán ở thành thị Trung đại. Câu 13: Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Hi Lạp, Italia C. Tây Ban Nha, Anh D. Anh, Hà Lan Câu 14: Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu: A. thị trường từ các nước phương Đông. B. nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng tăng. C. việc buôn bán với Thổ Nhĩ Kì. D. về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Câu 15: Ý nào không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hung? A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân C. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản D. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc Câu 16: Ai là người tiêu biểu cho tư tưởng cải cách của quần chúng và cũng là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân ở Đức? A. Tô-mát-muyn-xơ. B. Tô-mat-mo-rơ C. Lu-thơ. D. Can-vanh. Câu 17: Hãy nêu biểu hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trên lĩnh vực công nghiệp? A. Nhiều công trường thủ công đã xuất hiện thay thế cho phường hội. B. Các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ti thương mại. C. Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trước kia được thay bằng quan hệ giữa chủ trại ấp với công nhân nông nghiệp. Câu 18: Bằng những tác phẩm của mình, giai cấp tư ản đã nghiêm khắc lên án: A. Giáo hội Thiên Chúa B. Chế độ phong kiến C. Vua quan thời phong kiến D. Văn hóa đồi trụy Câu 19: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện cần các điều kiện gì? A. Khoa học - kĩ thuật phát triển và nhân công. B. Vốn và đội ngũ công nhân làm thuê. C. Của cải dư thừa và người làm thuê D. Sản xuất phát triển và vốn Câu 20: Người chỉ huy một đoàn tàu gồm 4 chiếc với 160 thủy thủ đi tìm xứ sở huyền thoại phương Đông. Đó là ai? A. Va-xcô đơ Ga- ma. B. Ga-li-lê. C. Ma-gien-lan D. C. Côm-lôm-bô Câu 21: Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là A. Quan hệ “phong quân – bồi thần” B. Quan hệ giữa chủ đất và nông nô C. Quan hệ giữa lãnh chúa và nộp hiện vật D. Quan hệ giữa chủ và thợ, giữa chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp Câu 22: Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của Phong trào Văn hoá Phục hưng? A. Sự ra đời của giai cấp tư sản. B. Sự lớn mạnh của thành thị. C. Nhiều phát minh khoa học - kĩ thuật. D. Sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa. Câu 23: Văn hóa Phục hưng nghĩa là gì? A. Nền văn hóa phục vụ cho các tầng lớp trên. B. Nền văn hóa phục vụ cho giai cấp tư sản. C. Nền văn hóa bị chỉ phối bởi giáo lí của Giáo hội. D. Phục hồi lại nền văn hóa Hi Lạp và Rô-ma. Câu 24: Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng:
  3. "Đến thế kỉ XV - XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời ở và tiếp đó là các nước Tây Âu khác như Pháp, Tây Ban Nha, Nê-đéc-lan, Đức". A. I-ta-li-a B. Hà Lan C. Anh D. Châu Âu Câu 25: Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là A. Tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất B. Mở mang nhận thức khoa học cho con người C. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, dân tộc mới D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu Câu 26: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là A. Pháp B. Hi Lạp C. Anh D. Italia Câu 27: Thế kỉ XVI là thời kì Văn hoá Phục hưng phát triển rực rỡ ở các nước: A. Tây Âu. B. châu Âu. C. trên thế giới. D. Tây Đức. Câu 28: Giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng. Đó là A. hậu quả của phong trào Văn hóa Phục hưng. B. nguyên nhân của phong trào Văn hóa Phục hưng. C. mục đích của phong trào Văn hóa Phục hưng. D. đặc điểm của phong trào Văn hóa Phục hưng. Câu 29: Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của nhà văn nào trong thời văn hóa Phục Hưng? A. Tô-mat-mo-rơ B. Ra-bơ-le C. Xéc-van-tét D. Sếch-xpia Câu 30: Thời đại văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nào? A. Tư tưởng văn hóa B. Khoa học - kĩ thuật C. Văn học nghệ thuật D. Khoa học xã hội - nhân văn Câu 31: Để cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, cần phải có vốn. Vậy vốn được lấy từ đâu? A. Trong các cuộc phát kiến địa lí. B. Thành thị buôn bán phát đạt. C. Bóc lột công nhân làm thuê. D. Quan hệ buôn bán với thương nhân các nước. Câu 32: Những hiểu biết về địa lí, về đại lượng, về sử dụng la bàn. Đó là: A. nguyên nhân của phát kiên địa lí B. điều kiện của phát kiên địa lí C. tính chất của phát kiến địa lí D. hệ quả phát kiến địa lí Câu 33: Những tiễn bộ của khoa học - kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới. Đó là: A. nội dung của Văn hóa Phục hưng B. hậu quả của nền Văn hóa Phục hưng. C. bản chất của nền Văn hóa Phục hưng. D. lí do ra đời của Văn hóa Phục hưng. Câu 34: Tư tưởng nào đã châm ngòi cho một loạt cuộc nổi dậy của nông dân Đức tạo thành một cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại? A. Tư tưởng cải cách của Lu-thơ. B. Tư tưởng của Ga-lI-lê. C. Tư tưởng cải cách của Can-vanh. D. Tư tưởng của Cô-péc-ních. Câu 35: Đến thế kỉ XV - XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời ở: A. Pháp B. Anh. C. Tây Ban Nha D. Đức. Câu 36: Một trong các điều kiện đưa đến cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV là A. nhu cầu tìm kiếm con đường mới. B. nhu cầu giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa lrung Hải. C. khoa học - kĩ thuật có những bước tiến đáng kể. D. nhu cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng. Câu 37: Công trường thủ công thay thế cho xưởng thủ công phường hội. Đó là một trong các biểu hiện
  4. của: A. Sự phát triển kinh tế. B. Sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp. D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Câu 38: Kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, cần thị trường ở: A. châu Á. B. các nước phương Đông.C. các nước phương Tây. D. Đông Nam Á. Câu 39: Để có đội ngũ công nhân làm thuê, một thành tố của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã A. Bắt nô lệ trở thành công nhân làm thuê B. bóc lột sức lao động của nông dân C. bắt nô lệ từ từ các nơi về làm công nhân. D. Tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền Câu 40: Người tìm ra châu lục mới – Châu Mĩ là A. Vaxco đơ Gama B. Vexpuchi C. Hoàng tử Henri D. C.Côlômbô Câu 41: Ý không phản ánh đúng điểm khác trong quan hệ sản xuất của công trường thủ công so với phường hội là A. Quy trình sản xuất được chuyên môn hóa B. Có phân công lao đông C. Có quan hệ giữa thợ cả, thợ bạn và thợ học việc D. Hình thành quan hệ sản xuất giữa chủ và thợ Câu 42: Từ khi C. Cô-lôm-bô bắt đầu cuộc phát kiến địa lí đến khi Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển mất bao nhiêu năm? A. 27 năm. B. 20 năm. C. 26 năm. D. 25 năm. Câu 43: Trong cuộc tìm kiếm vùng đất mới, hương liệu mới, ai là người được phong làm Phó vương Ấn Độ? A. C. Cô-lôm-bô. B. Ma-gien-lan. C. C. Cô-lôm-bô và Va-xcô đơ Ga-ma. D. Va-xcô đơ Ga-ma. Câu 44: Người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đó là ai? A. Va-xcô đơ Ga-ma. B. Ma-gien-lan. C. C.Cô-lôm-bô. D. Ma-lác-ca. Câu 45: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ A. Dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công B. Đầu tư vốn vào các thuộc địa để phát triển sản xuất, thu lợi nhuận C. Bóc lột nhân dân lao động trong nước D. Cướp bóc thực dân đối với các nước Châu Mĩ, châu Phi và châu Á ĐÁP ÁN 1 B 11 A 21 D 31 A 41 C 2 A 12 C 22 D 32 B 42 A 3 C 13 A 23 D 33 D 43 C 4 D 14 D 24 C 34 A 44 B 5 B 15 D 25 D 35 B 45 B 6 C 16 A 26 D 36 C 7 A 17 A 27 A 37 C 8 C 18 A 28 B 38 B 9 C 19 B 29 C 39 D 10 B 20 A 30 B 40 D