Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_10_bai_10_thoi_ki_hinh_t.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 10 BÀI 10: THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU Câu 1: Khi tràn vào lãnh thổ rima người Giécman đã củng cố thế lực của mình bằng nhiều biện pháp, ngoại trừ A. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma để chia cho nhau B. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới của họ C. Duy trì các tôn giáo nguyên thủy của người Giécman D. Thủ lĩnh tự xưng là vua và phong các tước vị Câu 2: Được phong các tước vị khác nhau và đất đai theo tước vị, đó là A. Quý tộc thị tộc B. Quý tộc vũ sĩ C. Tăng lữ D. Quý tộc tăng lữ Câu 3: Từ thế kỉ XIII, việc mua bán giữa các nước ngày càng phát triển, đặc biệt xung quanh vùng: A. Đông Nam Á B. Tây Âu C. Địa Trung Hải D. Bắc Mĩ Câu 4: Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa B. Những công trường thủ công C. Những đô thị luôn làm nghề buôn bán D. Những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ Câu 5: Vương quốc nào không phải do người Giecma thành lập A. Vương quốc Ba Tư B. Vương quốc Phơrăng C. Vương quốc Tây Gốt D. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông Câu 6: Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến? A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển. B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa. C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa. D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú. Câu 7: Một trong những hệ quả của sự ra đời thành thị ở Tây Âu thời trung đại là: A. sự phá vỡ các lãnh địa phong kiến. B. sự giàu có của các lãnh chúa. C. sự xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán. D. sự ra đời của cơ chế thị trường Câu 8: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì A. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa B. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập. C. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm D. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ Câu 9: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình A. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô B. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn C. Hình thành các vương quốc phong kiến D. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ Câu 10: Ý phản ánh đúng nguyên nhân khiến đế quốc Rôma sụp đổ cuối thế kỉ V là A. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ chống chủ nô B. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt C. Đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc D. Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi đế quốc Rôma Câu 11: Trong xã hội phong kiến Tây Âu, các lãnh chúa phong kiến được hình thành từ:
  2. A. các tầng lớp quý tộc mới chiếm được nhiều ruộng đất. B. các tâng lớp quý tộc võ sĩ và quý tộc tăng lữ có đặc quyền và rất giàu có. C. các quý tộc võ sĩ. D. nông dân có nhiều ruộng đất, giàu có. Câu 12: Cho dữ liệu sau: Các giai cấp 1. Địa chủ và phong kiến. 2. Lãnh chúa và nô lệ. 3. Địa chủ và nông nô. 4. Lãnh chúa và nông nô. Đâu là những giai cấp trong xã hội Tây Âu thời phong kiến? A. 1. B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13: Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến A. Trong các xưởng thủ công hình thành bộ phận chuyên lo bán hàng B. Hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm C. Tình trạng hàng hóa ế thừa không có người mua D. Hình thành các chợ để buôn bán hàng hóa Câu 14: Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ việc A. Giữ độc quyền trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm B. Bảo vệ quyền lợi co những người cùng ngành nghề C. Đấu tranh chống sự áp đặt, sách nhiễu của các lãnh chúa D. Đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên Câu 15: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào? A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang để cho nông nô sản xuất. B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man. Câu 16: Thương mại trong các thành thị đã phát triển mạnh vào thời điểm nào? A. Từ thế kỉ XI. B. Từ thế kỉ XII. C. Từ thế kỉ XIII. D. Từ thế ki XIV. Câu 17: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh nhất ở vương quốc Tây Âu nào? A. Vương quốc Phơrăng B. Vương quốc Tây Gốt C. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông D. Vương quốc Văngđan Câu 18: Cuộc sống của họ luôn gắn với ruộng đất trong các lãnh địa phong kiến. Đó là đời sống của: A. lãnh chúa. B. nông dân. C. nô lệ. D. nông nô. Câu 19: Phường hội là tổ chức của A. Thợ thủ công B. Thương nhân C. Nông dân tự do D. Các chủ xưởng Câu 20: Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của A. Chế độ chiếm nô B. Chế độ nô lệ C. Thời kì phát triển của đế quốc Rôma D. Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột Câu 21: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là A. Trang trại B. Lãnh địa C. Thành thị D. Xưởng thủ công Câu 22: Giai cấp nông nô ở Tây Âu thời phong kiến xuất thân từ: A. những người bình dân bị tước quyền tự do thân thể. B. nô lệ và nông dân bị tước đoạt ruộng đất
  3. C. nô lệ. D. nông dân. Câu 23: Hãy tìm hiểu và cho biết vương quốc Phơrăng chính là tiền nhân của các quốc gia nào hiện nay? A. Pháp, Đức, Balan B. Pháp, Hi Lạp, Italia C. Pháp, Đức, Italia D. Anh, Pháp, Đức Câu 24: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua A. Sản phẩm cống nạp B. Tô thuế C. Tô hiện vật D. Tô lao dịch Câu 25: Chế độ phong kiến ở Tây Âu là chế độ phong kiến phân quyền bởi vì: A. mỗi lãnh địa có một lãnh chúa như ông vua. B. quyền hành bị phân chia cho các lãnh chúa, tăng lữ và võ sĩ. C. quyền hành nắm trong tay của một người, đó là vua chuyên chế. D. quyền hành nắm trong tay lãnh chúa. Câu 26: Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là A. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người B. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc C. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển D. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa Câu 27: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa là A. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn D. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn Câu 28: Cư dân đầu tiên lập nên thành thị ở Tây Âu thời trung đại là: A. nông nô. B. thương nhân. C. nông dân. D. thợ thủ công. Câu 29: Tạo điều kiện cho hàng hoá phát triển. Đó là tác động của: A. có sự xuất hiện chuyên môn hóa trong sản xuất B. kinh tế lãnh địa. C. có sự mua bán. D. thành thị ra đời. Câu 30: Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế mang tính chất: A. tự nhiên, tự cấp, tực túc. B. hàng hóa. C. thị trường. Câu 31: Năm 1358 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở nước Pháp? A. Khởi nghĩa Giắc-cơ-ri. B. Khởi nghĩa Oát Tay-lơ. C. Cuộc bạo động của nông nô. Câu 32: Trong các lãnh địa phong kiến, người đứng đầu lãnh địa là ai? A. Quý tộc. B. Lãnh chúa. C. Tăng lữ. D. Võ sĩ Câu 33: Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ A. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ B. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở C. Đều được coi như những công cụ biết nói D. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn Câu 34: Người ta nói:”Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”. Sở dĩ như vậy là vì? A. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây B. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học D. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến
  4. học văn hóa để mở mang trí tuệ Câu 35: Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là A. Tăng lữ B. Thân binh C. Quý tộc thị tộc D. Quý tộc thị tộc người Giécman Câu 36: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là A. Nông dân B. Thợ thủ công C. Nô lệ. D. Nông nô Câu 37: Giai cấp nào trong xã hội Tây Âu phong kiến bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa phong kiến? A. Nông dân bị mắt ruộng đất. B. Nông nô. C. Nô lệ. D. Bình dân. Câu 38: Cơ sở kinh tế của Tây Âu thời phong kiến có điểm khác với châu Á thời phong kiên là: A. nông nghiệp đóng kín cửa ở lãnh địa. B. nông nghiệp đóng kín cửa ở nông thôn. C. nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn. D. nông nghiệp quy mô lớn. Câu 39: Để bảo vệ lợi ích của mình, thương nhân đã lập ra A. Các hội buôn B. Các hội chợ C. Các thương hội D. Tổ chức tín dụng – tiền thân của các ngân hàng Câu 40: Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội? A. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa B. Được coi như những công cụ biết nói C. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa D. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa Câu 41: Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện, đã phá vỡ kinh tế: A. tự nhiên. B. nông nghiệp. C. tự câp tự túc. D. lãnh địa. Câu 42: Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến là: A. là những người sản xuất chính trong xã hội. B. thời bình họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa C. có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua. D. là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập. Câu 43: Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ của Vương quốc Phơ-răng mất, chế độ phong kiến phân quyền được xác lập ở các quốc gia: A. Pháp, Đức, I-ta-li-a. B. Anh, Ailen, Bì. C. Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy D. Pháp, Anh, Đan Mạch. ĐÁP ÁN 1 C 11 B 21 B 31 A 41 C 2 B 12 D 22 B 32 B 42 D 3 C 13 B 23 C 33 B 43 A 4 A 14 D 24 B 34 D 5 A 15 B 25 A 35 D 6 C 16 C 26 B 36 D 7 C 17 A 27 D 37 B 8 C 18 D 28 D 38 A 9 A 19 A 29 D 39 C 10 C 20 A 30 A 40 B