Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 7 trang binhdn2 07/01/2023 3290
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_the_g.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 10 BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của môn Hóa học là A. sự phát triển của xã hội loài người. B. cấu tạo, tính chất, sự biến đổi các chất. C. những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. D. mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Câu 2: Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng. A. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo. B. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại. C. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. D. Triết học → tôn giáo →huyền thoại. Câu 3: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” của nhà triết học nào sau đây? A. Hê-ra-clít B. Đêmôcrít C. T. Hốp-xơ D. G.Béc-cơ-li Câu 4: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm? A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. C. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Câu 5: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Thuyết bất khả tri. D. Thuyết nhị nguyên luận. Câu 6: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung. A. Vấn đề cơ bản của Triết học. B. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 7: Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm A. hai vấn đề. B. hai mặt. C. hai câu hỏi. D. hai nội dung. Câu 8: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm? A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 9: Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng A. phiến diện một chiều B. trong trạng thái cô lập, không phát triển C. trong trạng thái cô lập, không vận động. D. trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng. Câu 10: Câutục ngữ nào dưới đây có hàm chứa yếu tố biện chứng? A. Qua câu rút ván. B. Nén bạc đâm toạc tờ giấy. C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc. Câu 11: Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử là: A. con số, đại lượng. B. sự phát triển của xã hội loài người. C. cấu tạo, tính chất, sự biến đổi các chất. D. mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức. Câu 12: Hành động nào dưới đây thê hiện thế giới quan duy tâm? A. Dâng sao giải hạn. B. Đến bệnh viện khám chữa bệnh.
  2. C. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ. D. Tập thể đục để rèn luyện sức khỏe Câu 13: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ? A. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả. B. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH. C. Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông D. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá Câu 14: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. D. Chỉ tồn tại ý thức. Câu 15: Quan điểm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên được gọi là thế giới quan: A. duy tâm. B. tôn giáo. C. thân thoại D. duy vật Câu 16: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Sự hình thành và phát triển của xã hội. D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. Câu 17: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. Cách sống của con người. B. Quan niệm sống của con người. C. Thế giới quan. D. Lối sống của con người. Câu 18: Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy đó là A. Phương pháp luận Triết học B. Phương pháp luận biện chứng C. Phương pháp luận chung D. Phương pháp luận riêng Câu 19: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Giới tự nhiên là cái sẵn có. C. Kim loại có tính dẫn điện. D. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. Câu 20: Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của : A. Triết học B. Sử học C. Toán học D. Vật lí Câu 21: Triệt học là môn học về: A. thế giới quan và phương pháp luận B. các tác phẩm văn học, cách hành văn C. các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đối. D. lịch sử loài người, lịch sử của một quốc gia, dân tộc. Câu 22: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là A. Cách thức đạt được chỉ tiêu. B. Cách thức làm việc tốt. C. Cách thức đạt được ước mơ. D. Cách thức đạt được mục đích. Câu 23: Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Triết học là khoa học trừu tượng. B. Triết học là khoa học của các khoa học. C. Triết học là một môn khoa học. D. Triết học là khoa học tổng hợp. Câu 24: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” thuộc phương pháp luận nào dưới đây?
  3. A. Nghiên cứu khoa học. B. Siêu hình. C. Biện chứng. D. Dạy học. Câu 25: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học? A. Sự phân tách các chất hóa học. B. Sự hóa hợp các chất hóa học. C. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất. D. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học. Câu 26: Câu nào dưới đây thể hiện yếu tố siêu hình? A. Có bột mới gột nên hồ B. Nhìn mặt mà bắt hình dong C. Có thực mới vực được đạo D. Có công mài sắt có ngày nên kim. Câu 27: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung. A. Vấn đề cơ bản của Triết học. B. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. C. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 28: Quan niệm: “Tồn tại là cái được cảm giác” của G.Béc-cơ-li thể hiện A. Thế giới quan tôn giáo B. Thế giới quan duy tâm C. Thế giới quan khoa học D. Thế giới quan duy vật Câu 29: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. B. Chỉ tồn tại ý thức. C. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. D. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. Câu 30: Phương pháp luận là A. Học thuyết về phương án nhận thức khoa học. B. Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới. C. Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học. D. Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. Câu 31: Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng. A. Triết học → tôn giáo →huyền thoại. B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. C. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại. D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo. Câu 32: Môn khoa học nào không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hoặc lĩnh vực riêng biệt ma chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới? A. Toán học B. Sinh học C. Hóa học D. Triết học Câu 33: Câu nói: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của nhà triết học nào dưới đây? A. Hê-xa clít, B. Đêmôcrít. C. T.Hốp-xơ. D. Khổng Tử Câu 34: A hỏi B: “Hằng năm, đến ngày giỗ của bà ngoại, gia đình mình thường làm mâm cơm để thắp hương bà. Mình không biết như thế có phải là duy tâm phản khoa học không?”. Nếu là B, em sẽ trả lời A như thế nào? A. Là hành động mang tính siêu hình. B. Không phải duy tâm phản khoa học mà là phong tục tốt đẹp của người Việt Nam. C. Là hành động duy tâm phản khoa học vì nó có yếu tố tâm linh. D. Là hành động mê tín dị đoan. Câu 35: Nhà triết học Ta-lét cho rằng: “Nước là bản nguyên của mọi cái đang tổn tại” thể hiện
  4. thế giới quan nào dưới đây? A. Duy tâm. B. Nhị nguyên C. Duy vật. D. Khoa học. Câu 36: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây? A. Xã hội học. B. Toán học. C. Sinh học. D. Hóa học. Câu 37: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là A. Cách thức đạt được chỉ tiêu. B. Cách thức đạt được ước mơ. C. Cách thức đạt được mục đích. D. Cách thức làm việc tốt. Câu 38: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó là: A. Triết học B. Sinh học C. Sử học. D. Vật lý học Câu 39: Quan điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của thế giới quan duy tâm? A. Chữa bệnh bằng bùa phép B. Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ C. Mời thầy cúng về đuổi ma D. Tin một cách mù quáng vào bói toán Câu 40: Đối tượng nghiên cứu củ Triết học là: A. những vấn đề khoa học xã hội. B. những vấn đề cần thiết của xã hội. C. những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại. D. những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Câu 41: Thế giới quan là A. quan điệm, cách nhìn về xã hội B. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên. C. quan điểm, niềm tin nhìn nhận về các sự vật cụ thể. D. toàn bộ quan điềm và niềm tin định hướng hoạt động con người trong cuộc sống. Câu 42: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. B. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. D. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. Câu 43: Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào vần đề nào dưới đây? A. Thế giới vật chất do ai sáng tạo ra. B. Vấn đề coi trọng yếu tố vật chất hay yếu tố tinh thần. C. Vân đề con người có thể nhận thức được thế giới hay không. D. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Câu 44: Câu nói: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” thể hiện A. thế giới quan Triết học. B. thế giới quan. C. thế giới quan duy tâm D. thê giới quan duy vật. Câu 45: Quan điểm thế giới quan duy vật về mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức là: A. vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. B. ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. C. vật chất và ý thức cùng xuất hiện và có mỗi quan hệ với nhau.
  5. D. vật chất và ý thức cùng xuất hiện và không có quan hệ gì với nhau. Câu 46: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là A. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại. B. Những vấn đề cần thiết của xã hội. C. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. D. Những vấn đề khoa học xã hội Câu 47: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của A. Môn Lịch sử. B. Môn Chính trị học. C. Môn Xã hội học. D. Môn Sinh học. Câu 48: Trong lịch sử Triết học, có mấy phương pháp luận cơ bản? A. Ba phương pháp luận. B. Bốn phương pháp luận. C. Một phương pháp luận. D. Hai phương pháp luận. Câu 49: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là phương pháp luận A. biện chứng. B. logic. C. Triết học. D. lịch sử. Câu 50: Nội dung nào dưới đây thê hiện yếu tổ siêu hình? A. Nước chảy đá mòn B. Tre già măng mọc C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ D. Học sinh A ở lớp 9 học yếu thì lớp 10 cũng sẽ yếu Câu 51: Xem xét sự vật, hiện tượng như thế nào cho phù hợp với phương pháp luận biện chứng? A. Sự vật và hiện tượng phiến diện, một chiều. B. Sự vật và hiện tượng tách rời, không phát triển. C. Sự vật và hiện tượng trong trạng thái cô lập, không phát triển. D. Sự vật và hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển không ngừng. Câu 52: A đang khỏe mạnh bỗng dưng bị ốm cả tuần không ngồi dậy được. Ba mẹ A rất lo lắng. Mấy người hàng xóm đến chơi và khuyên ba mẹ A phải đem A đi khám để điều trị, có người thì cho rằng phải mời thầy cúng, có người thì khuyên kết hợp vừa cúng, vừa đi viện mới khỏi. Nếu là bạn của A, em sẽ khuyên ba mẹ A như thế nào? A. Đi xem thầy bói. B. Mời thầy cúng về đuổi ma. C. Đi dâng sao giải hạn. D. Đến bệnh viện khám và điều trị. Câu 53: Sau khi học bài 1 môn Giáo dục công dân 10, bạn Q nói với bạn V rằng: “Triết học là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người”. Theo em, lời nói của bạn Q đề cập đến nội dụng nào của Triết học? A. Khái niệm. B. Nội dung. C. Vai trò. D. Ý nghĩa. Câu 54: Câu nói: “Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tôi”. Theo em, ý kiến nào là đúng đối với luận điểm trên? A. Đây là luận điểm sai lầm B. Luận điểm trên là đúng, vì người này không nhìn được chính mình. C. Đây là luận điểm được phát biêu dựa trên cách nhìn biện chứng về tác giả. D. Luận điểm trên là đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Câu 55: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:
  6. A. Chính trị học. B. Lí luận Mác – Lênin. C. Triết học. D. Xã hội học. Câu 56: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người? A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại. B. Vai trò định hướng và phương pháp luận. C. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá. D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung. Câu 57: Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng A. trong sự ràng buộc lẫn nhau. B. trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển. C. trong quá trình vận động không ngừng. D. trong trạng thái vận động, phát triển. Câu 58: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. Đánh bùn sang ao. B. An cư lạc nghiệp. C. Tre già măng mọc. D. Môi hở rang lạnh. Câu 59: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển là phương pháp luận: A. lịch sử. B. siêu hình C. Triết học D. biện chứng. Câu 60: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Phương pháp luận. B. Thế giới quan. C. Thế giới quan duy tâm. D. Phương pháp luận siêu hình. Câu 61: Nhà triết học Đê-mô-crít cho rằng: “Nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật” thể hiện thế giới quan nào dưới đây? A. Duy tâm. B. Nhị nguyên. C. Duy vật. D. Khoa học. Câu 62: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ? A. Duy tâm B. Duy vật C. Duy tân. D. Nhị nguyên luận Câu 63: Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì có sự thống nhất giữa A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình. B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình. C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng. D. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Câu 64: Câu nói: “Không có Triết học thì không thể tiến lên phía trước” của nhà triết học nào dưới đây? A. Hê-ra-clít B. C.Mác C. T.Hốp xơ D. Đêmôcrít Câu 65: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là : A. thế giới quan. B. lối sống của con người. C. cách sống của con người. D. quan niệm sống của con người. Câu 66: Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
  7. A. tồn tại bên cạnh nhau. B. mâu thuẫn nhau. C. đối lập nhau. D. thống nhất hữu cơ với nhau. Câu 67: Quan điểm thế giới quan duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là A. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau B. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất C. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức D. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện và không có quan hệ gì với nhau. Câu 68: Câu nói: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào” chứa đựng yếu tố: A. duy vật. B. tôn giáo. C. biện chứng. D. siêu hình. Câu 69: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa A. Tư duy và tồn tại. B. Duy vật và duy tâm. C. Sự vật và hiện tượng. D. Tư duy và vật chất. Câu 70: Những quy luật chung nhật, phô biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đôi tượng nghiên cứu của A. Sử học. B. Toán học. C. Triết học. D. Vật lí. ĐÁP ÁN 1 B 11 B 21 A 31 B 41 D 51 D 61 C 2 C 12 A 22 D 32 D 42 C 52 D 62 A 3 A 13 D 23 C 33 D 43 D 53 C 63 D 4 A 14 B 24 B 34 B 44 C 54 D 64 B 5 B 15 A 25 C 35 C 45 A 55 C 65 A 6 B 16 B 26 B 36 C 46 C 56 D 66 D 7 B 17 C 27 C 37 C 47 A 57 B 67 B 8 A 18 A 28 B 38 A 48 D 58 C 68 D 9 D 19 C 29 A 39 B 49 A 59 B 69 A 10 D 20 A 30 D 40 D 50 D 60 A 70 C