Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 6 trang binhdn2 06/01/2023 5010
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_12_bai_16_dac_diem_dan_so.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA Câu 1: Tác động nào là đúng nhất của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội? A. Dân số đông tăng nhanh tạo ra nguồn LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. B. Dân số đông, tăng nhanh làm cho chất lượng cuộc sống ngày càngđược nâng cao. C. Dân số đông tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn là động lực cho kinh tế phát triển mạnh. D. Dân số tăng nhanh đáp ứng nhu cầu lao động và củng cố an ninh quốc phòng. Câu 2: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh A. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao C. Quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao D. Hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa cao. Câu 3: Với tốc độ tăng dân số hiện nay, mỗi năm dân số nước ta tăng A. Gần 1 triệu người. B. Từ 1,5 triệu người. C. Từ 1,3 triệu người. D. Hơn 1 triệu người. Câu 4: Dân số năm 2004 của nước ta là 81,96 triệu người, năm 2005 là 83,12 triệu người, thì tốc độ tăng dân số nước ta là A. 1,38%. B. 1,45%. C. 1,42%. D. 1,28%. Câu 5: Dân số thành thị nước ta năm 2005 là (%): A. 25,9 B. 27,9 C. 26,9 D. 28,9 Câu 6: Nhận định đúng nhất về tỉ lệ tăng dân số nước ta hiện nay: A. Vẫn còn rất cao. B. Giảm rất nhanh. C. Giảm chậm và đi dần vào thể ổn định. D. Tăng, giảm thất thường. Câu 7: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua A. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế D. Cơ cấu dân số theo giới tính Câu 8: Tình trạng di dân tự do gia tăng trong những năm gần đây dẫn đến A. Phân bố dân cư và nguồn lao động được đồng đều hơn. B. Tài nguyên thiên nhiên của các vùng được hợp lí hơn. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường các vùng nhập cư bị suy giảm D. Vấn đề việc làm không còn là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt. Câu 9: Tháp dân số nước ta năm 2007 thuộc kiểu nào? A. Tháp tuổi mở rộng. B. Tháp tuổi bước đầu thu hẹp. C. Tháp tuổi ổn định. D. Tháp tuổi đang tiến tới ổn định. Câu 10: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau Câu 11: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm Câu 12: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến
  2. A. mức gia tăng dân số B. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc C. Cơ cấu dân số D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên Câu 13: Chọn ý chính xác nhất: “Việc phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc ít người của nước ta cần được chú trọng hơn nữa” do A. Các dân tộc ít người đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâydựng và bảo vệ tổ quốc. B. Vùng cư trú của đồng bào dân tộc có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. C. Một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báu. D. Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch đáng kể. Mức sống của đại bộ phận các dân tộc ít người còn thấp. Câu 14: Nguyên nhân không dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số cùa I nưổc ta vào đầu thập kỉ 50, trong thếkỉ XX là A. Mức sống được cải thiện. B. Tâm lí phong kiến “Nhà đông con là nhà có phúc” C. Quy luật phát triển dân số bù sau chiến tranh.D. Nền kinh tế cần nhiều lao động để phát triển. Câu 15: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2014(Đơn vị: triệu người) Năm 1990 1995 2000 2007 2014 Tổng số 66 016 600 71 995 500 77 630 900 84 218 500 90 728 900 Dân số nam 32 208 800 35 327 400 38 165 300 41 447 300 44 758 100 Dân số nữ 33 813 900 36 758 100 39 465 900 45 970 80 45 970 800 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên: A. Tổng số dân và dân số nam đang tăng B. Tốc độ tăng dân số nữ chậm hơn dân số nam C. Dân số nam tăng nhanh hơn dân số nữ D. Dân số nước ta đang già hóa Câu 16: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 17: Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay. A. Mức sống ngày càng được cải thiện. B. Công tác y tế có nhiều tiến bộ. C. Kinh tế ngày càng phát triển. D. Kết quả của việc triển khai cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình Câu 18: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Đông Nam Bộ. Câu 19: Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở A. Liên bang Nga B. Hoa Kì, Ôxtrâylia C. Các nước Đông Âu D. Anh và một số nước Tây Âu khác Câu 20: Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh. D. Lối sống văn minh đô thị. Câu 21: Chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây thể hiện sức ép dân số đến A. Chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, ổn định chính trị. B. Tài nguyên môi trường, an ninh lương thực, quốc phòng. C. Chất lương cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế.
  3. D. Lao động viêc làm, tài nguyên môi trường, phát triền kinh tế. Câu 22: Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư nước ta là do A. Điều kiện tự nhiên. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ. C. Chuyển cư. D. Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. Câu 23: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 24: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “ Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số B. Số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số C. Số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta ? A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm Câu 26: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27: Biểu hiện không phản ánhsự phân bốdân cư không đồng đều giữa các vùng ở nước ta hiện nay A. Đồng bằng với miền núi và cao nguyên. B. Thành thị và nông-thôn. C. Trong một vùng kinh tế D. Miền Bắc với miền Nam. Câu 28: Dân số nước ta năm 2003 là 80,9 triệu người, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,32%, thì dân số năm 2004 là A. 81,96 triệu người. B. 81,86 triệu người. C. 81,76 triệu người. D. 81,66 triệu người. Câu 29: Bùng nổ dân số là hiện tượng A. Dân số tăng nhanh trong một thời gian dài. B. Dân số tăng nhanh trong một thời gian ngắn. C. Nhịp điệu tăng dân số luôn ở mức cao. D. Dân số tăng đột biến trong một thời điểm nhất định. Câu 30: Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện A. Công tác kế hoạch hóa gia đình B. Việc giáo dục dân số C. Pháp lệnh dân số D. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Câu 31: Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp vói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở: A. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm B. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng C. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi D. Dân số thành thị không đổi, dân số nông thôn giảm Câu 32: Nhận định đúng nhất câu: “Các vùng núi và cao nguyên nước ta dân cư thưa thớt” là do A. Có lịch sử phát triển lâu đời hơn so với các vùng đồng bằng. B. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, ít các thành phố và đô thị đông dân. C. Giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp. D. Nhiều tài nguyên khoáng sản còn dưới dạng tiềm năng. Câu 33: Năm 2005 diện tích nước ta là 331 212 km2, dân số là 83120 nghìn người. Mật độ dân sốtrung bình của nước ta A. 250 người/km2. B. 251 người/km2. C. 252 người km2. D. 253 ngưòi /km2.
  4. Câu 34: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào A. Nửa đầu thế kỉ XIX B. Nửa sau thế kỉ XIX C. Nửa đầu thế kỉ XX D. Nửa sau thế kỉ XX Câu 35: Dân cư nông thôn ở nước ta tập trung chủ yếu ở A. Các vùng cửa sông. B. Dọc theo các con sông lớn. C. Đồng bằng phù sa châu thổ D. Các vùng ven biển. Câu 36: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức A. Dưới 100 người/km2 B. Từ 101 – 200người/km2 C. Từ 201 – 500 người/km2 D. Trên 500 người/km2 Câu 37: Đồng bằng sông Hồng cómật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. Giao thông thuận tiện. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Câu 38: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây? A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội Câu 39: Miền núi và cao nguyên ở nước ta có mật độ dân số thấp là do A. Kinh tế xã hội chưa phát triển. B. Khí hậu phân hoá theo độ cao. C. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.D. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế. Câu 40: Dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng già đi là do A. Tỉ lệ sinh giảm. B. Tỉ lệ tử giảm. C. Tuổi thọ trung bình tăng. D. Kết quả của việc thực hiện công tác dân số và tiến bộ về XH Câu 41: Dân số đông đã gây khó khăn cho việc: A. Phát triển kinh tế B. Giải quyết việc làm C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Tất cả các ý trên Câu 42: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ Câu 43: Cho bảng số liệu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ năm 1995- 2005 (%): Năm 1995 1999 2003 2005 Tỉ lệ tăng dân số 1,65 1,51 1,47 1,32 Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số nước ta: A. Không lớn B. Khá ổn định C. Ngày càng giảm D. Tăng giảm không đều Câu 44: Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm A. Là cơ cấu dân số trẻ B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa D. Là cơ cấu dân số già Câu 45: Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước A. Đông dân ( đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ) B. Khá đông dân ( đứng thứ 30 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ) C. Trung bình ( đứng thứ 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)
  5. D. Ít dân ( đứng thứ 130 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ) Câu 46: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia B. Dải ven biển C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu D. Vùng bán đảo Cà Mau Câu 47: Hiện tượng bùng nổ dân số nước ta xảy ra bắt đầu vào thời kì A. 1930-1945. B. 1954 - 1960. C. 1965 - 1975. D. 1980 - 1990. Câu 48: Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau A. Inđônêxia, Thái Lan B. Malaixia, Philippin C. Inđônêxia, Malaixia D. Inđônêxia, Philippin Câu 49: Thuận lợi của số dân đông là: A. Nguồn lao động dồi dào B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn C. Có nguồn lao động xuất khẩu lớn D. Câu A và B đúng Câu 50: Cần giảm tỉ lệ tăng dân sốở nước ta là vì A. Kinh tế chưa phát triển. B. Phân bố dân cư không đều. C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông. D. Nhiều thành phần dân tộc. Câu 51: Tính bất hợp lí của sự phân bố dân cư nước ta thể hiện ở: A. Nơi nhiều tài nguyên, thiếu lao động B. Nơi tài nguyên có hạn, thừa lao động C. Không đồng đều trên lãnh thổ D. Câu A và B đúng Câu 52: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do A. Quy mô dân số giảm B. Dân số có xu hướng già hóa C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm Câu 53: Nhận định đúng: “Việc giải quyết vấn đề dân số cần kết hợp với các giải pháp kinh tế” là A. Kinh tế phát triển, người dân không ngại sinh đẻ. B. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tăng, ý thức kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao. C. Kinh tế phát triển, số phụ nữ tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất nhiều, nên ngại sinh D. Kinh tế phát triển, cần nhiều lao động, là động lực để sinh đẻ nhiều Câu 54: Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là A. Chuyển bớt dân ở thành thị về các vùng nông thôn. B. Đưa dân ở các vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng núi, cao nguyên. C. Thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hoà dân sốgiữa các vùng. D. Phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào vùng núi, cao nguyên để thu hút lao động của các vùng đồng bằng Câu 55: Nhận định đúng câu: “Dân cư nước ta tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển” là do A. Các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động có điều kiện phát triển. B. Giải quyết được tình trạng thừa lao động. C. Đời sống, văn hoá, xã hội ngày càng phát triển. D. Sức ép đối với sự phát triển kinh tế, tài nguyên, môi trường Câu 56: Nhận định không phải là đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta A. Tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển. B. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên C. Sống chủ yếu ở vùng nông thôn. D. Tỉ lệ dân sốthành thị cao hơn tỉ lệ dân số ở nông thôn. Câu 57: Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do
  6. A. Tỉ suất sinh giảm. B. Tuổi thọ trung bình tăng. C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao. D. Số người trong độ tuổi lao động tăng. Câu 58: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm: A. Giảm GDP bình quân đầu người B. Cạn kiệt tài nguyên C. Ô nhiễm môi trường D. Giảm tốc độ phát triển kinh tế Câu 59: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến A. Việc sử dụng lao động B. Mức gia tăng dân số C. Tốc độ đô thị hóa D. Quy mô dân số của đất nước Câu 60: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2 D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng. Câu 61: Hậu quả của việc tăng dân sốnhanh ở nước ta là A. Thừa lao động, thiếu việc làm, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật hạn chế B. Sức ép đối với kinh tế xã hội, môi trưòng. C. Đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Câu 62: Mục đích phần bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước nhằm A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. B. Nâng cao tỉ lệ dân số thành thị. C. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động. D. Góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân. Câu 63: Tình trạng di dân tự do trong những năm gần đây dẫn đến A. Bổ sung nguồn lao động kịp thời cho các vùng thưa dân. B. Suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, C. Khai thác hiệu quả tài nguyên đất. D. Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước. ĐÁP ÁN 1 A 11 B 21 C 31 A 41 D 52 C 2 C 12 D 22 D 32 C 42 A 53 B 3 D 13 D 23 A 33 C 43 C 54 D 4 C 14 D 24 C 34 D 44 C 55 D 5 C 15 B 25 B 35 C 45 A 56 D 6 C 16 B 26 B 36 A 46 C 57 C 7 B 17 D 27 D 37 B 47 B 58 A 8 C 18 B 28 A 38 C 48 C 59 A 9 B 19 B 29 B 39 A 49 D 60 B 10 D 20 D 30 D 40 D 50 C 61 B 51 D 62 A 63 B