Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 10 - Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3650
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 10 - Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_10_bai_19_su_phan_bo_sinh.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 10 - Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT Câu 1: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Xavan, cây bụi. Đất đỏ, nâu đỏ xavan. B. Hoang mạc, bán hoang mạc .Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc . C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng. D. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ vàng ( feralit) hoặc đất đen nhiệt đới. Câu 2: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa? A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. B. Hoang mạc và bán hoang mạc. C. .Rừng cận nhiệt ẩm. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Câu 3: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. B. Rừng lá kim. Đất pootdôn. C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám. D. Thảo nguyên. Đất đen. Câu 4: Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Hoang mạc và bán hoag mạc. Đất xám . B. Rừng lá kim. Đất pôtdôn. C. Thảo nguyên. Đất đen. D. Thảm thực vật đài nguyên. Đất đài nguyên. Câu 5: Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu xích đạo? A. Đen. B. Xám. C. Feralit đỏ vàng, D. Đỏ nâu. Câu 6: Đất chịu tác động mạnh mẻ nhất của điều kiện A. khí hậu và sinh vật. B. địa hình. C. khí hậu và độ cao. D. khí hậu và sông ngòi. Câu 7: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở noi có kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải? A. Rừng cận nhiệt ẩm. B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, C. Rừng nhiệt đới ẩm. D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp Câu 8: Nhóm đất pôtdôn phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu A. ôn đới lục địa (nửa khô hạn), B. ôn đới lục địa (lạnh). C. cận nhiệt gió mùa. D. cận nhiệt Địa Trung Hải Câu 9: Nhóm đất Feralit đỏ vàng phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu A. cận nhiệt gió mùa. B. nhiệt đới lục địa. C. nhiệt đới gió mùa. D. cận nhiệt lục địa. Câu 10: Kiêu thảm thực vật nào sau đây phân bô ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa? A. Rừng cận nhiệt ẩm. B. Rừng nhiệt đới ẩm. C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Câu 11: Nguyên nhân sự thay đổi thực vật và đất theo độ cao do A. lượng mưa. B. ánh sáng và ẩm. C. khác nhau về nhiệt và ẩm. D. khí áp. Câu 12: Trên thế giới,diện tích hoang mạc và bán hoang mạc tập trung tập trung nhiều nhất ở khu vực A. Trung Phi. B. Bắc Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi. Câu 13: Nguyên nhân thảm thực vật thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình là A. chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao. B. lượng mưa thay đổi. C. lượng ánh sáng thay đổi. D. gió thay đổi. Câu 14: Khí hậu nhiệt đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng lá kim và đất pôtdôn.
  2. B. Rừng cận nhiệt đới và đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. C. Xavan và đất đỏ, nâu đỏ D. Thảo nguyên và đất đen. Câu 15: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào ? A. Từ chí tuyến Nam (23o27’N) lên vòng cực Nam ( 66o33’N). B. Từ chí tuyến Bắc (23o27’B ) lên vòng cực Bắc (66o33’B) . C. Từ vòng cực Bắc (66o33’B) lên cực Nam (90oN). D. Từ vòng cực Nam (66o33’N) lên cực Nam ( 90oN). Câu 16: Trên thế giới,diện tích đất đỏ vàng( feralit),đen nhiệt đới tập trung nhiều nhất ở khu vực A. chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc. B. chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc. C. nội chí tuyến. D. vòng cực Bắc đến cực Bắc. Câu 17: Ở vùng núi ,càng lên cao thì nhiệt độ và áp suất không khí càng A. càng tăng. B. càng giảm. C. không giảm, không tăng. D. giảm đều. Câu 18: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám. C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit). Câu 19: Đất Feralit đỏ vàng không được hình thành trong điều kiện nào? A. Khí hậu xích đạo. B. Vùng có môi trường địa lí đới lạnh. C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. D. Khí hậu cận nhiệt gió mùa. Câu 20: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đói nóng? A. Hoang mạc và bán hoang mạc. B. Rừng nhiệt đới ẩm. C. Rừng cận nhiệt ẩm. D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Câu 21: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật. A. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên. B. Rừng lá kim, thảo nguyên,rừng cận nhiệt ẩm. C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm ,rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt . D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 22: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật: A. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết. B. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng lá kim, rừng hỗn hợp, địa y và cây bụi, đồng cỏ núi. C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết. D. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi. Câu 23: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Rừng lá kim. Đất pôtđôn. B. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. C. Thảo nguyên. Đất đen. D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám. Câu 24: Nhóm đât nào sau đây phân bố ở môi trường đới lạnh? A. Đen. B. Nâu và xám. C. Pôtdôn. D. Đài nguyên. Câu 25: Nhận xét nào không đúng về kiểu thảm thực vật xavan? A. Là nhưng dạng cây bụi. B. Nằm ở vùng có kiểu ôn đới lục địa. C. Nằm ở vùng có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa. D. Phát triển trên đất đỏ, nâu đỏ. Câu 26: Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải thuộc môi trường địa lí nào ?
  3. A. Đới lạnh. B. Đới nóng. C. Đới ôn hòa. D. Nhiệt đới Câu 27: Sự phân bố các thảm thực vật phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố A. khí hậu. B. sông ngòi. C. địa hình. D. độ cao. Câu 28: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương? A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, C. Rừng cận nhiệt ẩm. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Câu 29: Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu A. cận cực. B. ôn đới khô. C. cận cực lục địa. D. ôn đới ẩm. Câu 30: Nhóm đât nào sau đây không phân bố ở môi trường đới ôn hoà? A. Nâu và xám. B. Đen. C. Pôtdôn. D. Đài nguyên. Câu 31: Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu A. ôn đới hải dương. B. ôn đới lục địa nưa khô hạn. C. ôn đới lục địa lạnh. D. ôn đới lục địa khô. Câu 32: Nhóm đất đen phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu A. ôn đới lục địa (nừa khô hạn), B. cận nhiệt Địa Trung Hải. C. cận nhiệt gió mùa. D. ôn đới lục địa (lạnh). Câu 33: Khí hậu ôn đới lục địa lạnhcó kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng lá kim. Đất pootdôn. B. Thảo nguyên. Đất đen. C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. D. Xavan. Đất đỏ, nâu đỏ. Câu 34: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao A. Từ 0m đến 500m. B. Từ 500m đến 1200m. C. Từ 1200m đến 1600m. D. Từ 1600m đến 2000m. Câu 35: Nhóm đất đài nguyên phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu A. ôn đới lục địa (lạnh). B. ôn đới hải dương, C. cận cực lục địa. D. cận nhiệt gió mùa. Câu 36: Nhóm đất nào sau đây phân bố ở môi trường đới ôn hoà? A. Feralit đỏ vàng. B. Pôtdôn. C. Đỏ, nâu đỏ. D. Đài nguyên. Câu 37: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Thảo nguyên. Đất đen. B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu. C. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit). Câu 38: Kiểu rừng nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh A. Rừng cận nhiệt ẩm B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp C. Rừng nhiệt đới ẩm. D. Rừng lá kim. Câu 39: Phân bố của các thảm thực vật trên trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo A. Độ cao và hướng sườn của địa hình. B. Các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên , ) C. Vị trí gần hay xa đại dương D. Vĩ độ và độ cao địa hình Câu 40: Ở khu vực Bắc Mĩ ,nhóm đất có diện tích lớn nhất là A. đất đài nguyên. B. đất đen. C. đất nâu. D. đất pôt dôn. Câu 41: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám. B. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit) Câu 42: Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất thay đổi theo?
  4. A. Độ cao và hướng sườn của địa hình. B. Vị trí gần hay xa đại dương. C. Vĩ độ và độ cao địa hình. D. Các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên, ). Câu 43: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Rừng lá kim. Đất pôtdôn. B. Thảo nguyên. Đất đen. C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. D. Xavan. Đất đỏ,nâu đỏ. Câu 44: Trên cùng một diện tích có tính đồng nhật nhất định, các loài thực thường A. sống chung với nhau. B. tách rời nhau. C. tận diệt lẫn nhau. D. đấu tranh với nhau. Câu 45: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Rừng nhiệt đới, xích đạo .Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới. B. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. C. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ, nâu đỏ xavan. D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất pôtôn. Câu 46: Ở khu vực Bắc Mĩ ,kiểu thảm thực vật có diện tích lớn nhất là A. đài nguyên. B. rừng lá rộng. C. rừng cật nhiệt. D. rừng lá kim. ĐÁP ÁN 1 B 11 C 21 A 31 C 41 D 2 B 12 B 22 D 32 A 42 C 3 C 13 A 23 D 33 A 43 A 4 D 14 C 24 D 34 C 44 A 5 C 15 C 25 B 35 C 45 A 6 A 16 C 26 C 36 B 46 D 7 B 17 B 27 A 37 B 8 B 18 D 28 A 38 D 9 C 19 B 29 C 39 D 10 A 20 B 30 D 40 D