Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 3880
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_10_bai_18_sinh_quyen_cac.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 BÀI 18: SINH QUYỂN-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT Câu 1: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim. B. Rừng lá kim, rừng hoocn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi. C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao. D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao. Câu 2: Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km) B. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km) C. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km) D. Đỉnh của tầng giữa (80 km) Câu 3: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là A. Tới đáy đại dương và kết hợp vỏ phong hóa (trên lục địa) B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa. C. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa. D. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa) Câu 4: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào ? A. Đất chua phen B. Đất phù sa ngọt. C. Đất ngập mặn. D. Đất feralit đồi núi Câu 5: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây ? A. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển B. Thủy quyển và thạch quyển C. Thạch quyể và thổ nhưỡng quyển D. Khí quyển và thủy quyển. Câu 6: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do A. Thiếu ánh sang B. Độ ẩm quá thấp C. Nhiệt độ quá cao D. Gió thổi quá mạnh Câu 7: Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển ? A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa C. Khí hậu ôn đới lục địa. D. Khí hậu xích đạo Câu 8: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố A. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng. B. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang C. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng. D. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng. Câu 9: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất. B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác. C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật. D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo. Câu 10: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là A. Khí hậu B. Đất C. Địa hình D. Bản thân sinh vật. Câu 11: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do A. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật. B. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật. D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.
  2. ĐÁP ÁN 1 C 3 A 5 A 7 D 9 B 11 B 2 C 4 C 6 B 8 D 10 A