10 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 29 trang binhdn2 09/01/2023 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx10_de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_lich_su_lop_7_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: 10 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút A.Trắc nghiệm.(4,0 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp A. chủ nô Rô-ma. B. quí tộc Rô-ma. C. tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man. D. nông dân công xã. Câu 2.Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ở châu Âu ? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 3: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là A. quan hệ thân thiện với các nước láng giềng. B. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. C. chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”. D. liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ. Câu 4: Chữ viết phổ biến nhất của người Ấn Độ thời phong kiến là A. chữ tượng hình B. chữ Hin đu C. chữ Nho D. chữ Phạn Câu 5. Ngô Quyền lên ngôi vua đã chọn A. Thăng Long làm kinh đô. B. Hoa Lư làm kinh đô. C. Cổ Loa làm kinh đô. D. Thanh Hóa ( Tây Đô ) làm kinh đô.
  2. Câu 6. Tại sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh. D. Các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn. Câu 7. Nhà Lý ban hành bộ luật A. hình văn. B. hình luật. C. hoàng triều luật lệ. D. hình thư. Câu 8. Nhận xét về việc nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc A. kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình. B. củng cố khối đoàn kết dân tộc, nền thống nhất quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. C. với tay tới các vùng dân tộc ít người. D. kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm. B. Phần tự luận:( 6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến? Câu 2 (4,0 điểm): Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì? Đánh giá nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?. V. ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM: A.Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D C B D B B. Tự luận:
  3. Câu Yêu cầu nội dung Điểm - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất 0,5 nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây). - Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho 0,5 nông dân hay nông nô sản xuất. Câu 1 - Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô 0,5 (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô. - Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công 0,5 thương nghiệp phát triển. */ Mục đích : - Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước 1,5 ta, Lí Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo “ tiến công trước để tự vệ” - Nhà Tống đem quân đánh sang đất Tống nhằm mục đích tự 1,5 vệ, bảo vệ đất nước. Câu 2 */ Đánh giá cách đánh giặc độc đáo của Lí Thường Kiệt - Cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt như: tiến công trước để tự vệ; dựa vào lợi thế của tự nhiên (xây dựng phòng tuyến 0,25 sông Như Nguyệt); dùng thơ văn làm nhụt chí quân thù; đề nghị “giảng hòa” trên thế thắng - Cách đánh giặc đó vừa độc đáo, sáng tạo vừa phù hợp 0,25 - Thấy được tài năng của Lí Thường Kiệt 0,25 - Tên tuổi của ông là niềm tự hòa dân tộc 0,25 Tổng cộng 10,0
  4. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm): Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu: A. Thành lập các vương quốc mới B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội. C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Chủ nô Rô-ma B. Quí tộc Rô-ma C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man. D. Nông dân công xã Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào? A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. B. Nông dân C. Nô lệ D. Nô lệ và nông dân Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất: A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
  5. B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến. C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất. D. Thành thị là nơi buôn bán. Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào E. A. Tăng lữ quí tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân. Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế A. Ngô Quyền B. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Ngô Xương Văn Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm: A. 8 lộ. B.10 lộ; C. 12 lộ; D. 24 lộ. Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống? A. thành Ung Châu, Châu Khâm B. thành Châu Khâm, Châu Liêm C. thành Ung Châu D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai? A. Năm 1075 thờ Chu Văn An. B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.
  6. C. Năm 1070 thờ Khổng Tử. D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử. Câu 11 : Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào? A.1008 C. 1009 B. 1010 D. 1005 Câu 12 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là ( nghĩa là ) A. Lan-xang/ Triệu voi. B. Xiêm/ Sukhothay. C. Ăng-co/ Cam-pu-chia. D. Pa-gan/ Myanmar. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa? Câu 2: (3 điểm) : Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào?.Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt ?. Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B C D A B A Câu Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Đáp án C B C C C A B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án Điểm
  7. a, Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số 1 thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi điểm đông người -> lập ra các thị trấn sau trở thành thành thị Câu 1 trung đại. 2đ b, Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh địa. - Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. 0,5 đ - Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán 0,5 đ - Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó 1,0 đ khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. - Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản. Câu 2 Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc 3đ đáo. 1,0 đ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình dài lâu. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta 1,0 đ
  8. - GD: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. -> Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. 1,0 đ + Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Tôn giáo: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông Câu 3 2đ - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý, => Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa 1,0 đ Thăng Long. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 3 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm. Câu 1. Lịch sử là gì? A.Là những gì diễn ra trong quá khứ. B.Là những gì diễn ra trong tương lai. C.Là những gì diễn ra trong quá khứ, tương lai. D.Là những gì diễn ra trong hiện tại. Câu 2. Học lịch sử giúp em A.biết thêm nhiều truyện hay về lịch sử dân tộc.
  9. B.hiểu được cội nguồn dân tộc và xã hội loài người. C.biết ơn và kính trọng các thế hệ đi trước đã dựng xây và bảo vệ đất nước. D.biết được nhiều anh hùng đã có công với nước trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Câu 3: Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng A. 2 đến 3 triệu năm. B. 3 đến 4 triệu năm. C.4 đến 5 triệu năm. D.5 đến 6 triệu năm Câu 4. Người xưa làm ra Âm lịch bằng cách A. dựa vào chu kì quay của trái đất xung quanh mặt trăng. B dựa vào chu kì quay của mặt trăng xung quanh trái đất. C.dựa vào chu kì quay của trái đất xung quanh mặt trời. D.dựa vào chu kì quay của mặt trời xung quanh trái đất. Câu 5: Xã hội nguyên thuỷ là: A.XH loài người, mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm. B. XH loài người bắt đầu phát triển. C. XH loài người thời công nghệ cao. D.XH loài người, mới xuất hiện. Câu 6. Ở Phương Đông vua chuyên chế có quyền hành gì? A. Thần thánh ở dưới trần gian. B. Có quyền cao nhất trong mọi công việc, quyết định mọi vấn đề. C. Chỉ nắm quyền chỉ huy quân đội. D. Nắm quyền về lập pháp. Câu 7: Trong xã hội cổ đại “những công cụ biết nói” là tên gọi của giai cấp A. Chủ nô. B. Quý tộc. C. Nô lệ. D. Nông dân. Câu 8: Vườn treo Ba-bi-lon kì quan của thế giới là thành tựu của người A. Hi Lạp B. Ấn Độ C. Ai Cập D. Lưỡng Hà B. Tự luận Câu 1: (3,0 điểm) Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? Theo em thành tựu văn hóa nào thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
  10. Câu 2: (2,0 điểm) So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn về cấu tạo cơ thể, đời sống kinh tế và đời sống xã hội. Câu 3:(1,0 điểm)Tại sao gọi là bầy người nguyên thủy? ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B A C A B C D B. PHẦN TỰ LUẬN Đáp án: Câu 1: (3,0 điểm) - Biết làm lịch và dùng lịch âm, biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời.(0,5 điểm) - Sáng tạo chữ viết gọi là chữ tượng hình, viết trên giấy pa-pi-rut, trên mai rùa. (0,25 điểm) - Toán học: phát minh các phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,16.(0,75 điểm) - Kiến trúc: Các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim Tự tháp ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà. (.0,5 điểm) Các công trình văn hóa thời cổ đại còn sử dụng đến ngày nay là :Lịch,phép đếm,số 0,số pi,các công trình kiến trúc như Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba- bi- lon,thu hút khách gần xa vv( 1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) Nội dung so sánh Người tối cổ Người tinh khôn Điểm Cấu tạo cơ thể Dáng đi cúi Dáng đi thẳng 0,5 điểm Nhiều lông Ít lông Cằm nhô, trán lùi Cằm thụt vào, trán nhô Não nhỏ Não lớn hơn Đời sống kinh tế Săn bắt, hái lượm Săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi, làm 1,0 điểm đồ gốm, dệt vải, đồ trang sức Ngủ hang động, mái đá, lều cỏ hoặc lá cây Công cụ đá được ghè đẽo, mài, về sau sử dụng công cụ kim loại. Sử dụng công cụ lao động bằng đá, ghè đẽo thô sơ
  11. Đời sống xã hội Sống theo bầy đàn Sống theo nhóm nhỏ vài chục gia 0,5điểm đình (thị tộc) Câu 3:Vì họ sống theo từng bầy ,sống lang thang nhờ săn bắt và hái lượm,cuộc sống rât gần với động vật(1,0 điểm) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 4 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1. (3.5 điểm) Lãnh địa phong kiến là gì? Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa. Câu 2. (3.0 điểm) Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. Câu 3. (1.5 điểm) Vì sao nền kinh tế nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển? Câu 4. (2.0 điểm) Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống? Hết
  12. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm - Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được (0.75) 1.5 và nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình (0.75). - Đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa: 1 + Lãnh chúa sống sung sướng nhờ vào việc bóc lột sức lao động của nông nô. + Nông nô sống cuộc sống nghèo đói, khổ cực. 1.0 1.0 * Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. - Sản xuất phát triển (0.5), nhu cầu về nguồn nguyên liệu (0.25), hương liệu tăng cao (0.25). 1.0 2 - Sự tiến bộ về kĩ thuật (0.25): đóng tàu (0.25), la bàn (0.25), hải đồ (0.25). - Con đường qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. 1.0 1.0 * Nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển vì: - Hàng năm vua các vua Đinh - Tiền Lê thường về tận các địa phương tổ chức lễ cày tịch 0.5 điền. 3 - Khuyến khích việc khai khẩn ruộng đất hoang. 0.5 - Chú ý đào vét kênh ngòi để thuận tiện cho việc đi lại và tưới tiêu cho đồng ruộng. 0.5 * Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã. - Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy cuộc kháng chiến. 0.5 - Cho quân đội luyện tập, canh phòng suốt ngày đêm. 0.25 4 - Các tù trưởng được phong chức tước cao, tuyển mộ thêm binh lính. 0.25 - Đánh trả các cuộc hành quân quấy phá làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. 0.5 - Đánh bại ý đồ tiến công phối hợp giữa nhà Tống với Chăm – pa. 0.5
  13. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 5 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút A.Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu cho đúng. Câu 1: Ai là người sống trong lãnh địa phong kiến ? A. Lãnh chúa phong kiến, nông nô B. Nông dân C. Nông nô D. Lãnh chúa Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại: A. Các công tước, hầu tước. B. Các chủ nô Rô Ma. C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. D. Các tướng lĩnh quân sự. Câu 3: Quốc gia thứ 11 của khu vực Đông Nam Á là quốc gia nào? A. Việt Nam B.Đông - Ti- Mo C. Thái Lan D. Mi-an- ma Câu 4: Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia nào? A. Lào. B. Cam Pu Chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 5: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai? A.Đinh Bộ Lĩnh B. Ngô Quyền C. Thục Phán D. Khúc Thừa Dụ Câu 6: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu? A. Thăng Long B. Phú Xuân C. Hoa Lư D. Đại La Câu 7: Hình Thư thời Lý được hiểu là: A.một bộ luật B. một bức tranh. C. một công cụ lao động D. tên một ngôi chùa. Câu 8: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? A. Khuyến Khích Khai Hoang. B. Chú Ý Thủy Lợi. C. Tổ Chức Cày Tịch Điền. D. Cấm Giết Hại Trâu Bò.
  14. E. Tất cả các ý trên. Câu 9 : Cho các từ , cụm từ sau : “đợi giặc “ ; “của giặc”; “tấn công” ; “ đem quân”; ‘ để chặn” . Hãy lựa chọn điền vào chỗ .cho trọn vẹn chủ trương của Lý Thường Kiệt ( Mỗi ý đúng 0,25 đ ) “ Ngồi yên (1) .không bằng (2) đánh trước (3) .thế mạnh (4) .” Câu 10: Nối thời gian và sự kiện cho đúng: 1. Năm 939 A. Nhà Hồ thành lập 2. Năm 968 B. Nhà Lý thành lập 3. Năm 1009 C. Ngô Quyền lên ngôi 4. Năm 1226 D. Nhà Trần thành lập E. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế 1+ ; 2 + ; 3+ ; 4 + B. Tự luận (6 điểm) Câu 1:Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu?(3đ) Câu 2: Em hãy cho biết nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?Em hãy chứng minh rằng nhà Lý chủ động tấn công đánh qua đất Tống nhưng đây không phải là hành động xâm lược?(3đ) HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 7 A./ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) *.Khoanh đúng mỗi câu: 0.25đ. Thứ tự: 1A; 2C; 3B; 4B;5A; 6C;7A;8E * Lựa chọn điền vào chỗ . Mỗi đáp án đúng 0.25đ. Thứ tự: 1 đợi giặc;2 đem quân;3 để chặn;4 của giặc *. Nối đúng mỗi cặp: 0.25đ. Thứ tự: 1C;2E;3B;4D . B./ TỰ LUẬN : (6 điểm ) Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1: -Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý (2đ) + Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, cần thị trường 1 điểm + KHKT phát triển: đóng được những tàu lớn, có la bàn 1 điểm
  15. -Các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu (1đ) +Vì các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển nhất nên nhu 0,5 điểm cầu cần nguyên liệu và thị trường là hơn cả. +Có nền KHKT phát triển nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới. 0,5 điểm Câu 2: -Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích(1đ) +Giải quyết những khó khăn trong nước. 1 điểm - Chứng minh rằng nhà Lý chủ động tấn công đánh qua đất Tống nhưng đây không phải là hành động xâm lược(2đ) + Ta cho dán bảng yết nói về mục đích cuộc tấn công, chỉ đánh 1 điểm những nơi quân sự của Tống như: kho lương thực, kho vũ khí, không tấn công dân thường. +Khi đạt được mục tiêu thì ta chủ động rút quân về nước, không đóng quân lâu dài trên đất Tống. 1 điểm ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 6 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) I. Khoanh tròn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau: (1 điểm): Câu 1: Những hoạt động trong lảnh địa là A. nông nô nhận đất canh tác của lảnh chúa, không phải đóng góp gì. B. nông nô nhận đất canh tác của lảnh chúa, phải nộp 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác. C. nông nô nhận đất canh tác của lảnh chúa, phải nộp 1/2 sản phẩm thu được D. lảnh chúa có lúc tổ chức tiệc tùng, hội hè, săn bắn
  16. Cââu 2: Đặc trưng cơ bản các lảnh địa phong kiến châu Âu châu là A. đơn vị kinh tế, chính trị độc lập B. trung tâm trao đổi hàng hóa C. đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tín tự cung, tự cấp D. đơn vị mang tín tự cung, tự cấp Câu 3: Xã hội phong kiến châu Âu có 2 giai cấp cơ bản là A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô D. Địa chủ và nông dân lĩnh canh Câu 4: Xã hội phong kiến Phương Đông có 2 giai cấp cơ bản là A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô D. Địa chủ và nông dân lĩnh canh II. Nối kết thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột cho phù hợp: (1 điểm) Câu 5: Cột A (thời gian) Trả lời Cột B (sự kiện lịch sử) 1. Năm 1009 1 + A. Nhà LÝ đổi tên nước là Đại Việt 2.Năm 1010 2 + B. Nhà Lý thành lập 3. Năm 1042 3 + C. Nhà Lý dời đô về Đại La (Hà Nội) 4. Năm 1054 4 + D. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long E. Nhà Lý ban hành bộ “Hình thư” III. Điền cụm từ thích hợp vào chổ . Về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lý Câu 6:Các cụm từ: vua quan, quan lại, dân thường, nông dân, nông dân nghèo, thủ công 1. Thời Lý, .là bộ phận chính trong giai cấp thống trị. 2. Một số quan lại, .có nhiều ruộng đất cũng trở thành địa chủ 3. Thành phần chủ yếu trong xã hội là gắn bó với làng xã, họ phải làm nghĩa vụ cho nhà nước, nộp tô cho địa chủ.
  17. 4. Những người làm nghề sống rãi rác ở làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua. B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 7 (3 điểm): Đông Nam Á là khu vực như thế nào? Điều kiện tự nhiên của khu vực này là gì? Câu 8 (3 điểm): Trình bày tình hình nông nghiệp nước ta thời Đnh-Tiền Lê? Vì sao nền kinh tế thời Đinh Tiền lê có bước phát triển? Câu 9 (1 điểm: Tìm nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM): I. Các ý trả lời đúng: (Mỗi ý đúng 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B D II. Nối kết thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B : * Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm 1 + B 2 + C 3 + E 4 + A III. Điền cụm từ thích hợp: * Câu 6: (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm 1. vua quan 3. nông dân 2. dân thường 4. thủ công B. PHẦN TỰ LUẬN
  18. Câu 7: (3 điểm) - Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước (1đ) - Điều kiện tự nhiên: + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo 2 mùa rỏ rệt: mùa khô và mùa mưa. (1đ) + Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ, quả. (1đ) Câu 8: (3 điểm) * Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta thời Đinh-Tiền Lê (2đ) - Quyền sở hửu ruộng đất thuộc về làng xã (0,5đ) theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính, làm lao dịch cho vua (0.5đ) - Việc khẩn hoang, thủy lợi được chú trọng nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. (o,5đ) Nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khích, các năm 987,989 được mùa (0,5đ) * Nguyên nhân phát triển (1đ) - Nông nghiệp: có nhiều biện pháp khuyến nông: đào vét kênh, vua tổ chức cày tịch điền (o,5đ) - Thủ công nghiệp: đất độc lập, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc (0,5) Câu 9: (1 điểm) - Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: + Chủ động tiến công trước để tự vệ (0.25 đ) + Chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh bại chúng(0.25 đ) + Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Tổ chức phản công đúng thời cơ (0.25 đ) + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa. (0.25 đ) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 7 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:
  19. A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô B. Ma- gien -lăng C. Va –xcô đờ Ga- ma D. Đi- a- xơ Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là: A. Văn Lang B. Đại Việt C. Aâu Lạc D. Đại Cồ việt Câu 3. Bộ luật “ Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều : A. Ngô B. Đinh C. Lý D. Tiền Lê Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là: A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “ Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ. B. Có hai bộ phận : Cấm quân và quân địa phương. C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “ Ngụ binh ư nông” D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là: A. Lãnh chúa và nông nô B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh C. Địa chủ và nông nô D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh. Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều : A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Đường D. Nhà Nguyên Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành: A. Hà Nội B. Phú Xuân C. Thăng Long D. Đông Quan Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là: A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tá điền D. Địa chủ Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa? A.Aán Độ giáo B.Phật giáo C.Hồi giáo C.Thiên chúa giáo. Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì : A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào : A. Thế kỷ III TCN B. Thế kỷ V TCN C. Thế kỷ V D. Thế kỉ III Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: A.Chớp lấy thời cơ tiêu diệt tồn bộ quân Tống. B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.
  20. C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước. D.Chủ động giảng hồ, quân Tống rút về nước. Câu 13 : Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B A B 1. Năm 1009 a. Lê Hồn lên ngôi vua 2. Năm 1042 b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua 3. Năm 968 c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập 4. Năm 979 d. Ban hành luật hình thư 1 ghép với ; 2 ghép với ; 3 ghép với ; 4 ghép với II. Tự luận (5 đ) Câu 1( 1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Câu 2(3,5đ) : Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hồn chỉ huy? ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm (5 đ ) Bảng trả lời trắc nghiệm – Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Câu Câu Câu 3 Câu 4 Câu Câu Câu Câu Câu Câu1 Câu1 Câu 1 2 5 6 7 8 9 0 1 12 B D C A B A C B B D C D Câu 13: Mỗi câu ghép đúng 0,25đ 1 ghép với c ; 2 ghép với d ; 3 ghép với b ; 4 ghép với a II.Tự luận (5 đ) Câu 1: (1,5đ): Nông nghiệp: Chia ruộng đất cho nông dân cày, mở rộng khai hoang, nạo vét kênh ngòi Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước: Đúc tiền, rèn vũ khí phục vụ vua quan; thủ công cổ truyền phát triển Thương nghiệp: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng que được hình thành; buôn bán với nước ngồi Câu 2: (3,5đ): Học sinh trình bày các ý cơ bản sau + Diễn biến
  21. - Chờ mãi không thấy quân thủy tới, quân Tống nhiều lần vượt sông, đánh . (0,5đ) - Thất bại chán nản, bị động ( 0,5đ - Đêm cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân đánh bất ngờ (0,5đ) + Kết quả: - Quân Tống thua to (0,5đ) - Lý Thường Kiệt chủ động giảng hồ Quân Tống rút về nước ( 0,5đ) + Ý nghĩa: Trình bày đủ 2 ý nghĩa (1đ ) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 8 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế A. Ngô Quyền B. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Ngô Xương Văn Câu 2: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm: A. 8 lộ. B.10 lộ; C. 12 lộ; D. 24 lộ. Câu 3: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống? A. thành Ung Châu, Châu Khâm B. thành Châu Khâm, Châu Liêm C. thành Ung Châu D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm Câu 4: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai? A. Năm 1075 thờ Chu Văn An; B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn C. Năm 1070 thờ Khổng Tử; D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử Câu 5 : Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?
  22. A.1008 C. 1009 B. 1010 D. 1005 Câu 6 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là ( nghĩa là ) II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa? Câu 2: (3 điểm) : Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào?.Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt ?. Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý? * HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Đáp án C B D C C Câu 6 : Lan Xạng ( Triệu Voi) II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 a, Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại ( 2 Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số 1 điểm) thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi điểm đông người -> lập ra các thị trấn sau trở thành thành thị trung đại. b, Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh địa.
  23. - Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. 0,5 đ - Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán 0,5 đ Câu 2 : - Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó 1,0 đ khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng 3 điểm biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. - Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản. Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo. 1,0 đ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình dài lâu. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta 1,0 đ Câu 3 - GD: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, 1,0 đ năm 1076, mở Quốc tử giám. 2 điểm -> Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. + Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Tôn giáo: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo 1,0 đ
  24. và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý, => Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 9 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) I. Khoanh tròn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau: (1 điểm): Câu 1: Những hoạt động trong lảnh địa là A. nông nô nhận đất canh tác của lảnh chúa, không phải đóng góp gì. B. nông nô nhận đất canh tác của lảnh chúa, phải nộp 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác. C. nông nô nhận đất canh tác của lảnh chúa, phải nộp 1/2 sản phẩm thu được D. lảnh chúa có lúc tổ chức tiệc tùng, hội hè, săn bắn Câu 2: Đặc trưng cơ bản các lảnh địa phong kiến châu Âu châu là A. đơn vị kinh tế, chính trị độc lập B. trung tâm trao đổi hàng hóa C. đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tín tự cung, tự cấp D. đơn vị mang tín tự cung, tự cấp Câu 3: Xã hội phong kiến châu Âu có 2 giai cấp cơ bản là A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô D. Địa chủ và nông dân lĩnh canh Câu 4: Xã hội phong kiến Phương Đông có 2 giai cấp cơ bản là A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ
  25. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô D. Địa chủ và nông dân lĩnh canh II. Nối kết thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột cho phù hợp: (1 điểm) Câu 5: Cột A (thời gian) Trả lời Cột B (sự kiện lịch sử) 1. Năm 1009 1 + A. Nhà LÝ đổi tên nước là Đại Việt 2.Năm 1010 2 + B. Nhà Lý thành lập 3. Năm 1042 3 + C. Nhà Lý dời đô về Đại La (Hà Nội) 4. Năm 1054 4 + D. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long E. Nhà Lý ban hành bộ “Hình thư” III. Điền cụm từ thích hợp vào chổ . Về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lý Câu 6:Các cụm từ: vua quan, quan lại, dân thường, nông dân, nông dân nghèo, thủ công 1. Thời Lý, .là bộ phận chính trong giai cấp thống trị. 2. Một số quan lại, .có nhiều ruộng đất cũng trở thành địa chủ 3. Thành phần chủ yếu trong xã hội là gắn bó với làng xã, họ phải làm nghĩa vụ cho nhà nước, nộp tô cho địa chủ. 4. Những người làm nghề sống rãi rác ở làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua. B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 7 (3 điểm): Đông Nam Á là khu vực như thế nào? Điều kiện tự nhiên của khu vực này là gì? Câu 8 (3 điểm): Trình bày tình hình nông nghiệp nước ta thời Đnh-Tiền Lê? Vì sao nền kinh tế thời Đinh Tiền lê có bước phát triển? Câu 9 (1 điểm: Tìm nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM): I. Các ý trả lời đúng: (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)
  26. Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B D II. Nối kết thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B : * Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm 1 + B 2 + C 3 + E 4 + A III. Điền cụm từ thích hợp: * Câu 6: (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm 1. vua quan 3. nông dân 2. dân thường 4. thủ công B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 7: (3 điểm) - Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước (1đ) - Điều kiện tự nhiên: + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo 2 mùa rỏ rệt: mùa khô và mùa mưa. (1đ) + Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ, quả. (1đ) Câu 8: (3 điểm) * Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta thời Đinh-Tiền Lê (2đ) - Quyền sở hửu ruộng đất thuộc về làng xã (0,5đ) theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính, làm lao dịch cho vua (0.5đ) - Việc khẩn hoang, thủy lợi được chú trọng nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. (o,5đ) Nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khích, các năm 987,989 được mùa (0,5đ) * Nguyên nhân phát triển (1đ) - Nông nghiệp: có nhiều biện pháp khuyến nông: đào vét kênh, vua tổ chức cày tịch điền (o,5đ) - Thủ công nghiệp: đất độc lập, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc (0,5)
  27. Câu 9: (1 điểm) - Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: + Chủ động tiến công trước để tự vệ (0.25 đ) + Chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh bại chúng(0.25 đ) + Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Tổ chức phản công đúng thời cơ (0.25 đ) + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa. (0.25 đ) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 10 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á gồm: a. 9 nước b. 10 nước c. 11 nước d. 12 nước. Câu 2. Thể chế nhà nước của các quốc gia phong kiến theo chế độ: a. Nô lệ b. Quân chủ c. Tư bản d. Xã hội chủ nghĩa. Câu 3: Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn tên một dòng sông: a. Sông Hằng b. Sông Mê Công c. Sông Ấn d. Sông Mê Nam. Câu 4: Sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến phương Đông được kéo dài: a. Thế kỷ VII đến thế kỷ VIII b. Thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. c. Thế kỷ XI đến thế kỷ XV. d. Thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. Câu 5: Để khuyến khích nhân dân sản xuất nhà Tiền Lê đã: a. Tổ chức lễ tế trời b. Về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền c. Sai sứ giả ra nước ngoài để lấy giống lúa về d. Giảm thuế cho nhân dân. Câu 6: Người có công thống nhất đất nước ở thế kỷ thứ X là: a. Ngô Quyền b. Đinh Bộ Lĩnh c. Lê Hoàn d. Lê Cảnh Hưng.
  28. Câu 7: Phong trào cải cách tôn giáo của Lu Thơ là: a. Phân đạo Ki tô thành hai giáo phái b. Hai giáo phái mâu thuẩn xung đột nhau. c. Bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức. d. Tất cả các ý trên Câu 8: Sự giống nhau về cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là: a. Nông nghiệp bị bó hẹp trong công xã nông thôn b. Sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp c. Nông nghiệp bị đóng kín trong lãnh địa phong kiến d. Các ý trên đều đúng Câu 9: Em hãy nối cột A với cột B cho tương ứng về các địa danh sau: A. Các công trình B. Tên quốc gia Trả lời 1 Đền Ăng Co A Trung Quốc 1 nối với 2 Vạn lý trường thành B Việt Nam 2 nối với 3 Thạt Luổng C Mi an ma 3 nối với 4 Hoa Lư D Lào 4 nối với E Cam pu chia II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý ? (2đ) Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa về cuộc tấn công để phòng vệ của nhà Lý 1075 ?(3.5đ) Câu 3: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?(1.5đ) ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ)( Mỗi ý đúng 0.25đ) 2B 3C 4B 5B 6B 7D 8B 1C Câu 9: 1E – 2A – 3D – 4B II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý ?( 2đ) (Vẽ đúng ở TƯ 1.5đ, ở địa phương 0,5đ)
  29. Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa về cuộc kháng chiến chống Tống 1075 ? (3.5đ) a. Diễn biến: (2đ) - 10/ 1075Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.(0.5đ) - Quân bộ do Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy đánh vào Châu Ung.(0.25đ) - Quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh vào Châu Khâm, Châu Liêm.(0.25đ) - Lý Thường Kiệt phá huỷ kho tàng giặc tiến về bao vây thành Ung Châu. (0.25đ) - Để cô lập kẻ thù, tranh thủ nh.d ủng hộ, Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công.(0.5đ) - Cuộc tập kích diễn ra nhanh chóng, bất ngờ, mãnh liệt.(0.25đ) b. Kết quả: (1đ) - Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu. - Tướng Tô Giám thắt cổ tự tử. c. ý nghĩa: (0.5đ) - Làm thay đổi kế hoạch của giặc. - Làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược nhà Tống vào đất nước ta. Câu 3: (1.5đ)- Chủ động tấn công trước để phòng vệ.(0.5đ) - Cách phòng thủ rồi tấn công(0.25đ) - Đánh đòn tâm lí.(0.25đ) - Cách kết thúc chiến tranh thương lượng, giảng hoà khiến giặc phải nể phục.(0.5đ)